Too big to fail là gì? Ví dụ thực tế về too big to fail

Nếu bạn là một người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và đặc biệt là trong ngành ngân hàng nói riêng, chắc chắn bạn đã từng nghe qua cụm từ “Too big to fail”. Vậy thực sự Too big to fail là gì? Tại sao khái niệm này lại phổ biến đến thế? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

  1. Khái niệm Too big to fail

Too big to fail được dịch và hiểu theo nghĩa thuần Việt là “Quá lớn để sụp đổ”. Đây là cách nói thông dụng để chỉ việc một số công ty có sức ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới, sự sụp đổ của những công ty này có thể gây ra tác hại nghiêm trọng tới kinh tế toàn cầu.

Một khi xảy ra tình trạng này, chính phủ sẽ xem xét chi phí của gói cứu trợ với tổn thất kinh tế có thể xảy ra để quyết định xem có nên phân bổ ngân sách để trợ giúp doanh nghiệp đó hay không. Bởi vì sự sụp đổ đó không chỉ ảnh hưởng tới những bên có mối quan hệ làm ăn với doanh nghiệp, mà còn tác động tới vấn đề việc làm cho người lao động trong doanh nghiệp đó.  

  • Ví dụ về những tổ chức tài chính “Quá lớn để có thể sụp đổ”

Hiện tượng “Too big to fail” thường xuất hiện và tồn tại ở số ít các nhóm doanh nghiệp trong một số lĩnh vực nhất định – như ngân hàng, bảo hiểm hoặc một số các tổ chức tài chính khác – vì họ là một nhân tố vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế và có thể gây ra tác động liên hoàn nếu họ phá sản.

Sau đây là một vài ví dụ về những tổ chức “Too big to fail”.

– Ngân hàng đầu tiên trong danh sách là Bear Stearns – một ngân hàng tuy nhỏ nhưng lại rất có tiếng. Cục Dự trữ Liên bang (FED) lo ngại rằng sự sụp đổ của Bear sẽ phá hủy niềm tin của mọi người vào các ngân hàng khác. Chính vì vậy, vào tháng 3 năm 2008, họ đã chi 30 tỷ USD cho JPMorgan Chase để mua lại Bear Stearns.

– Lehman Brothers – một ngân hàng nổi tiếng về đầu tư là cái tên tiếp theo xuất hiện trong cùng khoảng thời gian với Bear Stearns. Thời điểm đó Lehman Brothers cũng chưa phải là một công ty lớn nhưng nếu ngân hàng này phá sản thì sẽ rất đáng báo động vì việc này có thể sẽ tạo ra một chuỗi hệ lụy tiếp sau Bear Stearns.

Sự việc ngân hàng Lehman đệ đơn xin phá sản vào năm 2008 do không nhận được gói cứu trợ đã khiến chỉ số Dow giảm 350 điểm, thị trường tài chính hoảng loạn. Hàng loạt các ngân hàng bị điều tra từ sự kiện này.

– Các ngân hàng đầu tư như Goldman Sachs và Morgan Stanley cũng nằm trong danh sách “Quá lớn để thất bại”. FED đã giải cứu họ bằng cách cho phép họ trở thành ngân hàng thương mại. Điều này có nghĩa là họ có thể mượn tiền từ tổ chức này khi cần để tránh nguy cơ sụp đổ.

– Fannie Mae và Freddie Mac được biết đến như những gã khổng lồ trong lĩnh vực thế chấp, đã thực sự “quá lớn để sụp đổ”. Họ sở hữu tới 90 phần trăm tất cả các khoản thế chấp nhà dưới chuẩn vào cuối năm 2008. Nếu Fannie và Freddie phá sản, thị trường nhà đất sẽ hoàn toàn sụp đổ.

– Công ty bảo hiểm American International Group (AIG) – một cái tên quen thuộc với các giải bóng đá lớn – họ là một trong những công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới. Nếu AIG phá sản, việc này chắc chắn sẽ kích hoạt sự sụp đổ của các tổ chức tài chính đã mua những giao dịch của họ.

  • Làm thế nào mà các ngân hàng trở nên too big to fail?

Ban đầu, quốc gia không cho phép có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Mỗi tiểu bang ủng hộ cho một ngân hàng tương ứng. Trong khi đó, một số tiểu bang chỉ có duy nhất một chi nhánh ngân hàng theo quy định riêng.

Từ đó, các ngân hàng trở thành đại diện của nền kinh tế địa phương. Và một khi nền kinh tế này thất bại, việc thiết lập tài chính của bang đó chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng thảm hại.

Đây là thời điểm chính phủ liên bang sẽ can thiệp và cho phép hoạt động liên kết ngân hàng giữa các tiểu bang. Điều này dẫn tới việc ngân hàng lớn mua ngân hàng nhỏ và chiếm thị phần hoạt động ở nhiều bang khác nhau.

Tất cả những yếu tố trên dẫn đến sự thay đổi về mật độ của các ngân hàng, với những ngân hàng trở nên quá lớn khiến các ngân hàng khác thất bại. 

  • Cách ngăn chặn các ngân hàng trở nên too big to fail là gì?

Để ngăn chặn các ngân hàng quan trọng trở nên “Too big to fail”, rất nhiều kế hoạch đã được thực hiện trong quá khứ. Điển hình như việc thành lập Hội đồng Giám sát ổn định tài chính và giới thiệu Quy tắc Volcker.

Ngoài việc hoạt động và quản lý khủng hoảng, các ngân hàng có thể áp dụng những phương pháp sau để tránh trở thành too big to fail:

–       Nâng cao giá trị vốn cổ phần để vượt qua các tiêu chuẩn quốc tế, thường được gọi là Swiss Finish. Điều này vô cùng hiệu quả trong việc ngăn chặn những tổn thất lớn.

–      Chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu trong một số điều kiện nhất định. Đây sẽ là nguồn dự trữ lớn cho các ngân hàng khi họ gặp khó khăn về tài chính.

–       Các ngân hàng quốc tế lớn nên xem xét phát hành các khoản nợ đặc biệt mà họ có thể giữ lại khi gặp thách thức trên thị trường, dựa theo những cải cách mới mà Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB) đã đưa ra.

Hy vọng rằng bài viết trên đây không chỉ giải thích khái niệm “Too big to fail” là gì mà còn giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về “Too big to fail” qua những ví dụ điển hình về những tổ chức có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế thế giới.

Operating Lease Là Gì? Ưu Điểm Của Operating Lease Trong Kinh Doanh

Trong ngành kinh doanh, có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng rất thường xuyên nhưng nếu là người ngoài ngành thì lại khó có thể hiểu được. Một trong số đó là thuật ngữ “Operating Lease”. Vậy Operating Lease là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

  1. Khái niệm Operating Lease là gì?

Operating Lease trong tiếng Việt được hiểu là một loại hợp đồng thuê tài sản bằng văn bản trong một thời gian ngắn. Nói cách khác, đây là một thỏa thuận trao quyền sử dụng tài sản mà không trao quyền sở hữu tài sản đó. Khi kí kết hợp đồng này, bên thuê được phép sử dụng tài sản trong một thời hạn nhất định và không có quyền mua tài sản khi hết thời hạn đã kí.

Operating Lease có một tên gọi khác là Hợp đồng thuê vận hành, được soạn thảo bởi chính bên nhà sản xuất thiết bị để cho những người sử dụng khác thuê lại. Thêm vào đó, operating lease là kiểu hợp đồng có thể hủy bỏ, nghĩa là bên cho thuê có thể thu hồi thiết bị bất cứ lúc nào nếu nó trở nên lỗi thời hay không cần thiết.

2.    Đặc trưng chủ yếu của Operating lease

Sau đây là một số đặc trưng tiêu biểu của hình thức thuê vận hành:

– Thời gian thuê ngắn: Thông thường thời gian thuê sẽ ngắn hơn nhiều lần so với tuổi thọ của tài sản.

– Bên cho thuê phải có trách nhiệm bảo trì cũng như bảo hiểm cho mọi rủi ro, thiệt hại về tài sản đối với bên thuê. Bù lại, bên cho thuê sẽ được hưởng tiền thuê và những quyền lợi liên quan đến quyền sở hữu tài sản như được ưu đãi giảm thuế…

– Bên thuê được phép sử dụng tài sản trong khoảng thời gian đã thỏa thuận tương đương với các khoản thanh toán theo lịch trình.

– Người thuê cũng có quyền chấm dứt hợp đồng thuê trước ngày hết hạn nếu không còn nhu cầu.

– Khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên cho thuê có thể toàn quyền quyết định sử dụng tài sản của mình như nhượng bán, cho người khác thuê tiếp hoặc gia hạn hợp đồng thuê với người đang thuê nếu bên thuê vẫn có nhu cầu.

– Do thời hạn thuê tài sản ngắn nên số tiền thuê mỗi lần sẽ thấp hơn rất nhiều so với giá trị của tài sản cho thuê.

– Thông thường, bên cho thuê mong muốn có thể bán lại tài sản sau khi kết thúc hợp đồng cho thuê. Chính vì thế sẽ có thỏa thuận về việc đảm bảo giá trị còn lại của tài sản sau khi hợp đồng kết thúc đối với bên thuê. Nếu tài sản không đạt được giá trị còn lại như mong muốn, bên thuê có thể sẽ phải chịu rủi ro và chi phí sửa chữa.

  • Sự khác biệt giữa finance lease và operating lease là gì?

Bên cạnh operating lease thì còn một khái niệm nữa mà mọi người hay nhầm lẫn, đó chính là finance lease hay còn gọi là hợp đồng thuê tài chính. Sau đây là một số điểm khác biệt cần chú ý để phân biệt 2 hình thức này.

  • Hợp đồng thuê vận hành thường sử dụng cho mục đích thuê tài sản ngắn hạn vì hình thức này không liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu.  Ngược lại, hợp đồng thuê tài chính thường dùng với mục đích cho thuê tài sản dài hạn và trao quyền sở hữu cho bên thuê.   
  • Đối với hợp đồng thuê vận hành, việc xử lý kế toán tương đối đơn giản. Các khoản thanh toán tiền thuê được coi là chi phí hoạt động và được ghi vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Công ty không sở hữu tài sản và công ty không đánh giá bất kỳ khoản khấu hao nào đối với tài sản đó.

Ngược lại, hợp đồng thuê tài chính bao gồm cả việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ bên cho thuê qua bên thuê. Chính vì thế mà hợp đồng thuê được xem là một khoản vay và các khoản thanh toán lãi vay được ghi vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

  • Thuê tài chính: Tài sản cho thuê vừa là tài sản vừa là nợ đối với bên thuê vì đã có chuyển giao quyền sở hữu. Như vậy, bên thuê sẽ được phép khấu hao khối tài sản này, và chi phí thuê thường kỳ sẽ được chia thành gốc và lãi.
  • Thuê vận hành: Bên cho thuê vẫn ghi nhận là tài sản của họ, còn bên thuê không cần ghi nhận gì cả, chỉ phát sinh các khoản tiền trả thuê thường kỳ.
  • Ưu điểm của operating lease là gì?

–   Thuê vận hành có tính linh hoạt hơn đối với các công ty vì họ có thể thay thế / nâng cấp thiết bị thường xuyên hơn tùy theo nhu cầu sử dụng.

–       Thuê vận hành không có sự chuyển giao quyền sở hữu, chính vì thế mà tài sản không có nguy cơ lỗi thời.

–       Công việc hạch toán hợp đồng thuê hoạt động đơn giản hơn.

–       Các khoản thanh toán tiền thuê được ưu đãi khấu trừ thuế.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp khái niệm Operating lease cũng như những đặc điểm chính của loại hình cho thuê phổ biến này. Mỗi hình thức cho thuê đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vì thế nắm rõ được sự khác biệt của 2 loại hình sẽ giúp bạn lựa chọn được phương án đúng đắn khi có nhu cầu thuê tài sản.

Operating Lease Là Gì? Ưu Điểm Của Operating Lease Trong Kinh Doanh

Trong ngành kinh doanh, có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng rất thường xuyên nhưng nếu là người ngoài ngành thì lại khó có thể hiểu được. Một trong số đó là thuật ngữ “Operating Lease”. Vậy Operating Lease là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

  1. Khái niệm Operating Lease là gì?

Operating Lease trong tiếng Việt được hiểu là một loại hợp đồng thuê tài sản bằng văn bản trong một thời gian ngắn. Nói cách khác, đây là một thỏa thuận trao quyền sử dụng tài sản mà không trao quyền sở hữu tài sản đó. Khi kí kết hợp đồng này, bên thuê được phép sử dụng tài sản trong một thời hạn nhất định và không có quyền mua tài sản khi hết thời hạn đã kí.

Operating Lease có một tên gọi khác là Hợp đồng thuê vận hành, được soạn thảo bởi chính bên nhà sản xuất thiết bị để cho những người sử dụng khác thuê lại. Thêm vào đó, operating lease là kiểu hợp đồng có thể hủy bỏ, nghĩa là bên cho thuê có thể thu hồi thiết bị bất cứ lúc nào nếu nó trở nên lỗi thời hay không cần thiết.

2.    Đặc trưng chủ yếu của Operating lease

Sau đây là một số đặc trưng tiêu biểu của hình thức thuê vận hành:

– Thời gian thuê ngắn: Thông thường thời gian thuê sẽ ngắn hơn nhiều lần so với tuổi thọ của tài sản.

– Bên cho thuê phải có trách nhiệm bảo trì cũng như bảo hiểm cho mọi rủi ro, thiệt hại về tài sản đối với bên thuê. Bù lại, bên cho thuê sẽ được hưởng tiền thuê và những quyền lợi liên quan đến quyền sở hữu tài sản như được ưu đãi giảm thuế…

– Bên thuê được phép sử dụng tài sản trong khoảng thời gian đã thỏa thuận tương đương với các khoản thanh toán theo lịch trình.

– Người thuê cũng có quyền chấm dứt hợp đồng thuê trước ngày hết hạn nếu không còn nhu cầu.

– Khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên cho thuê có thể toàn quyền quyết định sử dụng tài sản của mình như nhượng bán, cho người khác thuê tiếp hoặc gia hạn hợp đồng thuê với người đang thuê nếu bên thuê vẫn có nhu cầu.

– Do thời hạn thuê tài sản ngắn nên số tiền thuê mỗi lần sẽ thấp hơn rất nhiều so với giá trị của tài sản cho thuê.

– Thông thường, bên cho thuê mong muốn có thể bán lại tài sản sau khi kết thúc hợp đồng cho thuê. Chính vì thế sẽ có thỏa thuận về việc đảm bảo giá trị còn lại của tài sản sau khi hợp đồng kết thúc đối với bên thuê. Nếu tài sản không đạt được giá trị còn lại như mong muốn, bên thuê có thể sẽ phải chịu rủi ro và chi phí sửa chữa.

  • Sự khác biệt giữa finance lease và operating lease là gì?

Bên cạnh operating lease thì còn một khái niệm nữa mà mọi người hay nhầm lẫn, đó chính là finance lease hay còn gọi là hợp đồng thuê tài chính. Sau đây là một số điểm khác biệt cần chú ý để phân biệt 2 hình thức này.

  • Hợp đồng thuê vận hành thường sử dụng cho mục đích thuê tài sản ngắn hạn vì hình thức này không liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu.  Ngược lại, hợp đồng thuê tài chính thường dùng với mục đích cho thuê tài sản dài hạn và trao quyền sở hữu cho bên thuê.   
  • Đối với hợp đồng thuê vận hành, việc xử lý kế toán tương đối đơn giản. Các khoản thanh toán tiền thuê được coi là chi phí hoạt động và được ghi vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Công ty không sở hữu tài sản và công ty không đánh giá bất kỳ khoản khấu hao nào đối với tài sản đó.

Ngược lại, hợp đồng thuê tài chính bao gồm cả việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ bên cho thuê qua bên thuê. Chính vì thế mà hợp đồng thuê được xem là một khoản vay và các khoản thanh toán lãi vay được ghi vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

  • Thuê tài chính: Tài sản cho thuê vừa là tài sản vừa là nợ đối với bên thuê vì đã có chuyển giao quyền sở hữu. Như vậy, bên thuê sẽ được phép khấu hao khối tài sản này, và chi phí thuê thường kỳ sẽ được chia thành gốc và lãi.
  • Thuê vận hành: Bên cho thuê vẫn ghi nhận là tài sản của họ, còn bên thuê không cần ghi nhận gì cả, chỉ phát sinh các khoản tiền trả thuê thường kỳ.
  • Ưu điểm của operating lease là gì?

–   Thuê vận hành có tính linh hoạt hơn đối với các công ty vì họ có thể thay thế / nâng cấp thiết bị thường xuyên hơn tùy theo nhu cầu sử dụng.

–       Thuê vận hành không có sự chuyển giao quyền sở hữu, chính vì thế mà tài sản không có nguy cơ lỗi thời.

–       Công việc hạch toán hợp đồng thuê hoạt động đơn giản hơn.

–       Các khoản thanh toán tiền thuê được ưu đãi khấu trừ thuế.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp khái niệm Operating lease cũng như những đặc điểm chính của loại hình cho thuê phổ biến này. Mỗi hình thức cho thuê đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vì thế nắm rõ được sự khác biệt của 2 loại hình sẽ giúp bạn lựa chọn được phương án đúng đắn khi có nhu cầu thuê tài sản.

Hồ Điều Hòa Tiếng Anh Là Gì? Tìm Hiểu Về Hồ Điều Hòa

Trong vài năm trở lại đây, ở những thành phố lớn có số lượng chung cư nhiều với mật độ cư dân đông đúc, thuật ngữ “Hồ điều hòa” đã không còn xa lạ. Vậy Hồ điều hòa dùng để làm gì? Hồ điều hòa tiếng anh là gì? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé.

  1. Hồ điều hòa là gì?

Hồ điều hòa là một loại hồ nước nhân tạo được sử dụng cho rất nhiều mục đích như:

  • Dự trữ nước cho khu vực
  • Điều hòa khí hậu
  • Giảm ngập úng cho các khu đô thị
  • Giữ bầu không khí trong lành cho khu vực xung quanh
  • Cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho những khu vực có nguồn nước ngọt hạn chế.
  • Ở vùng đất nông nghiệp, hồ nước ngọt dùng để trữ nước cho hoạt động sản xuất khi mùa khô tới đồng thời ngăn nước tràn vào vùng đô thị vào mùa mưa.

Hồ điều hòa thường được thiết kế và xây dựng cùng với cấu trúc công viên cảnh quan, cây xanh của khu chung cư một cách khoa học.

Trong tiếng anh, cụm từ “Detention Basin” được dùng để chỉ hồ điều hòa.

  • Lợi ích là hồ điều hòa mang lại

Hiện nay, hồ điều hòa là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá các chung cư hoặc khu đô thị có đạt tiêu chuẩn cao cấp hay không.

Việc các nhà đầu tư bỏ ra một khoảng diện tích lớn trong khu cư dân để xây dựng hồ điều hòa hoàn toàn là có lý do. Bên cạnh những chức năng cơ bản đã được nêu ở trên, hồ điều hòa còn đóng góp vai trò vô cùng to lớn trong việc tăng chất lượng sống cho dân cư, chưa kể đến đây cũng chính là yếu tố sẽ thu hút khách hàng đến với các chung cư.

Sau đây là một vài lợi ích nổi bật của hồ điều hòa

Lợi ích về cảnh quan, môi trường sống

Hồ nước điều hòa có khả năng hút bụi bẩn rất mạnh. Sự hiện diện của hồ nước bao quanh các khu đô thị hoặc chung cư chắc chắn sẽ giúp không khí khu vực đó trong lành hơn rất nhiều. Khi được sống trong một môi trường thanh mát, sạch sẽ thì kéo theo vấn đề sức khỏe của cư dân cũng sẽ được cải thiện tốt hơn.

Hơn thế nữa, hồ nước sẽ là một địa điểm vô cùng hợp lý khi cư dân có nhu cầu giải tỏa căng thẳng bằng cách đi dạo, chạy bộ hoặc ngồi thưởng thức cảnh quan quanh hồ.

Lợi ích về phong thủy

Ở Việt Nam nói riêng mà các nước phương Đông nói chung thì phong thủy chắc chắn là yếu tố không thể thiếu khi lựa chọn khu vực sinh sống. Chính vì thế mà hồ điều hòa cũng là một điểm mạnh đối với các chung cư có tiện ích này.

Trong quan niệm về phong thủy thì “nước” là yếu tố quan trọng thứ hai sau “khí”. Người ta thường quan niệm hồ nước gắn liền với sự thịnh vượng, may mắn và tài lộc. Hơn thế nữa, nước còn đại diện cho sự sinh sôi và giàu sang. 

Lợi ích về điều tiết nước và chống hỏa hoạn

Tình trạng ngập úng là một vấn đề nhức nhối khiến cả chính quyền và người dân đều đau đầu mỗi mùa mưa đến. Tuy nhiên, nếu dự án chung cư sở hữu hồ điều hòa thì bài toán sẽ được giải quyết. Khi mưa xuống, hồ điều hòa là nơi sẽ chứa lượng nước dư thừa, sau đó chảy xuôi theo hệ thống thoát nước được thiết kế sẵn. Đây chính là giải pháp cho các thành phố lớn với mật độ cư dân đông đúc hiện nay.

Ngoài ra, hồ nước điều hòa còn là một kho trữ nước vô cùng hữu ích trong việc ngăn ngừa hỏa hoạn – sự cố thường xuyên xảy ra ở các khu chung cư hay đô thị. Nước trong hồ sẽ được sử dụng trong những tình huống nguy cấp khi xe cứu hỏa chưa thể tới cứu trợ ngay lập tức. Điều này sẽ tăng tính an toàn và giảm thiệt hại cho cư dân nếu không may có hỏa hoạn xảy ra.

  • Ví dụ về hiện trạng hồ điều hòa tại Việt Nam

Khu vực nội thành Hà Nội được chia thành 3 khu vực: thượng lưu, trung lưu và hạ lưu.

Nhóm hồ điều hòa khu vực thượng lưu

Nhóm này gồm 2 hồ: Hồ Tây và hồ Trúc Bạch có nhiệm vụ điều hòa trực tiếp cho diện tích lưu vực 930 ha (bao gồm cả diện tích mặt hồ và diện tích thu nước quanh hồ).

Nhóm hồ điều hòa khu vực trung lưu

Nhóm này bao gồm 20 hồ vừa và nhỏ nằm rải rác ở các lưu vực sông Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu, tổng diện tích mặt nước là 131,7 ha.

Nhóm hồ điều hòa khu vực hạ lưu 

Nhóm hồ này bao gồm 3 hồ lớn: Hồ Yên Sở, Hồ Linh Đàm, Hồ Định Công.

Hầu hết các hồ điều hòa tại Hà Nội hiện đang có dòng chảy vào và ra tự nhiên và không được kiểm soát do các hồ này đều liên kết trực tiếp với hệ thống đường cống, kênh dẫn những lại không có cống điều tiết trung gian.

Thực tế, nhóm hồ thượng lưu có khả năng điều tiết lượng nước lớn nhưng lại chưa phát huy được tối đa tác dụng do địa hình cao tỉ lệ nghịch với diện tích phụ trách nhỏ so với khả năng chứa của hồ.

Nhóm hồ trung lưu có ưu điểm trên lí thuyết, tuy nhiên thực tế thì do gặp tình trạng bồi lắng, công trình nối tiếp giữa hồ và hệ thống kênh không tốt nên hoạt động không hiệu quả.

Nhóm hồ hạ lưu còn lại chỉ tham gia điều tiết giảm tải cho công trình đầu mối nên không giải quyết được quá nhiều vấn đề tồn đọng.

Như vậy, bài viết trên không chỉ đơn giản giải đáp cho bạn đọc hồ điều hòa tiếng anh là gì mà còn cung cấp thêm những kiến thức cơ bản về kiến trúc vô cùng hữu ích và thú vị này. Hy vọng trong tương lai, các thành phố lớn sẽ ứng dụng hồ điều hòa hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng sống cũng như bảo vệ môi trường xung quanh xanh – sạch – đẹp hơn.

Nhà bán lẻ là gì? Bí quyết của một nhà bán lẻ thành công

Nếu bạn đang có ý định bước chân vào lĩnh vực kinh doanh tư nhân thì chắc chắn cụm từ “nhà bán lẻ” không còn xa lạ gì với bạn? Thế nhưng liệu khái niệm nhà bán lẻ là gì? Đặc điểm của bán lẻ liệu có đơn giản như bạn vẫn nghĩ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

  1. Nhà bán lẻ là gì?

Theo wikipedia thì “Bán lẻ đề cập đến hoạt động bán hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc người dùng cuối.”. Tuy nhiên, để giải thích dễ hiểu hơn thì nhà bán lẻ chính là hình thức mua hàng hóa từ các nhà sản xuất, công ty bán lẻ lớn hoặc nhà bán buôn và bán lại cho người tiêu dùng, tập trung vào đối tượng khách hàng là những người có khả năng mua hàng đơn lẻ với số lượng ít.

Nhà bán lẻ thường được hình dung là các cửa hàng nhỏ lẻ hoặc các cơ sở dịch vụ như ngân hàng, du lịch, bảo hiểm, y tế… nhưng những hình thức khác như máy bán hàng tự động hoặc các kênh thương mại điện tử cũng được xếp vào chung là nhà bán lẻ.

  • Chiến lược của các nhà bán lẻ

Đối với các nhà bán lẻ, để hoạch định được chiến lược tương lai, họ sẽ phải xem xét các yếu tố về môi trường xung quanh như xu hướng và cơ hội một cách chi tiết. Thông thường, chiến lược bán lẻ sẽ được giám đốc điều hành đánh giá lại sau mỗi 3 – 5 năm. Quá trình phân tích chiến lược bán lẻ sẽ bao gồm các yếu tố sau:

* Phân tích thị trường

Bao gồm phân tích tất cả các khía cạnh của thị trường như quy mô, xu hướng, tính cạnh tranh, sức hấp dẫn cũng như các giai đoạn phát triển của thị trường đó.

* Phân tích khách hàng

Đây chính là quá trình phân tích về thái độ, thói quen, nhu cầu và mong muốn khi tham gia mua sắm của người tiêu dùng. Không chỉ vậy, phân tích khách hàng còn bao gồm việc tìm hiểu phân khúc thị trường, nhân khẩu học, thông tin về địa lý ảnh hưởng thế nào đến tâm lý mua đồ của khách hàng.

* Phân tích yếu tố bên trong

Các yếu tố bên trong như nguồn nhân lực, tài chính, nguồn lực kỹ thuật, quan hệ thương mại, danh tiếng, vị thế…cũng là nhân tố quyết định sự phát triển của một nhà bán lẻ.

* Phân tính khả năng cạnh tranh

Phân tích khả năng cạnh tranh nghĩa là nhìn ra điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, nắm bắt được xu hướng cạnh tranh cũng như sự sẵn có của các sản phẩm thay thế.

* Đánh giá sản phẩm

Dựa vào tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận trên mỗi dòng sản phẩm để đưa ra đánh giá chính xác nhất về tiềm năng của sản phẩm ấy.

* Đánh giá kênh phân phối

Xem xét và đo lường lượng thời gian bỏ ra cho quá trình vận chuyển hàng hóa, chi phí và hiệu quả của các kênh phân phối trung gian.

* Đánh giá tính kinh tế của chiến lược

Bất kì nhà bán lẻ nào khi đưa ra một chiến lược đều sẽ phải nhìn trước được tính kinh tế và lợi ích của chiến lược ấy đối với kế hoạch kinh doanh lâu dài.

3.    Các hình thức thức bán lẻ phổ biến hiện nay

Bán lẻ thu tiền tập trung

Đây là hình thức bán hàng mà việc thu tiền và việc giao hàng cho người mua sẽ được tách biệt hoàn toàn. Nhân viên thu ngân sẽ là người có nhiệm vụ thu tiền trước, viết hóa đơn và gửi cho khách hàng. Sau đó, khách hàng sẽ mang hóa đơn hoặc tích kê tới quầy nhận hàng do nhân viên bán hàng giao tận tay.  

Khi hết giờ làm việc, nhân viên bán hàng sẽ kiểm kê số lượng hàng đã bán bằng cách đếm hàng tồn và tích kê hoặc hóa đơn để lập báo cáo bán hàng trong ngày. Sau đó, nhân viên thu ngân sẽ làm giấy nộp tiền và giao tiền cho thủ quỹ.

Bán lẻ thu tiền trực tiếp

Bán lẻ thu tiền trực tiếp là mô hình mà nhân viên bán hàng sẽ là người vừa giao hàng vừa thu tiền trực tiếp từ khách luôn. Khi hết giờ làm việc, nhân viên bán hàng sẽ kiểm tra hàng tồn và số lượng hàng đã bán thông qua hóa đơn sau đó nộp lại tiền cho thủ quỹ.

Bán lẻ tự phục vụ (tự chọn)

Có thể nói đây là hình thức bán hàng phổ biến nhất hiện nay. Với hình thức này, khách hàng được tự do lựa chọn hàng hóa theo nhu cầu, sau đó mang tới quầy thu ngân để thanh toán. Nhân viên chỉ có nhiệm vụ kiểm tra hàng, tính tiền, xuất hóa đơn thanh toán và thu tiền từ khách.

Bán trả góp

Trong những năm gần đây thì hình thức bán hàng trả góp đang dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng, đặc biệt là đối với những người có mức thu nhập từ trung bình đến khá cao. Khi mua hàng trả góp, người mua được phép trả tiền cho món đồ họ mua thành nhiều lần. Bên cạnh việc trả tiền theo đúng giá gốc, người mua sẽ phải trả thêm một khoản lãi hàng tháng cho nhà bán lẻ. Vậy mục đích cung cấp phương thức trả góp của các nhà bán lẻ là gì?

Nói dễ hiểu thì đây chính là cách để nhà bán lẻ thu hút người tiêu dùng mua nhiều sản phẩm trong một lần cũng như duy trì được doanh thu ổn định nhờ lãi suất hàng tháng từ người trả góp.

Bán hàng tự động

Bán hàng tự động thường được sử dụng cho các sàn thương mại điện tử hoặc các máy bán hàng tự động ở những khu vực công cộng. Điểm chung của 2 phương thức này đều là tiện lợi và nhanh chóng.

Đối với các sàn thương mại điện tử, người mua có thể tìm hiểu thông tin hàng hóa và đặt mua mọi lúc mọi nơi. Còn đối với những máy bán hàng tự động thì người mua có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian di chuyển.

Gửi đại lý bán hay ký gửi hàng hoá

Đây là hình thức mà các doanh nghiệp sẽ giao hàng đến các đại lý để các cơ sở này trực tiếp bán. Mỗi khi bán được sản phẩm, bên đại lý sẽ được hưởng hoa hồng. Hàng hóa ký gửi vẫn sẽ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho tới khi đại lý thanh toán tiền số hàng đã bán được cho họ.

  • Bí quyết thành công cho nhà bán lẻ

Để thành công trong bất kì lĩnh vực nào thì việc đề ra những kế hoạch và chiến lược kinh doanh hợp thời chắc chắn yếu tố quan trọng nhất. Và một nhà bán lẻ thành công chắc chắn phải nắm vững những bí quyết sau:

  • Trang trí cửa hàng hợp lý, thu hút.
  • Cần có đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
  • Đa dạng hóa các hình thức thanh toán.
  • Đầu tư cho mảng marketing.
  • Và cuối cùng, điều quan trọng nhất chính là phải hoàn toàn tập trung vào chất lượng sản phẩm.

Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải nghĩa nhà bán lẻ là gì cũng như cung cấp những thông tin xoay quanh hình thức bán hàng cực kì phổ biến và thịnh hành này.

GNH là gì? Ý nghĩa của GNH đối với các quốc gia

Để đo lường sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia thì ta thường sử dụng chỉ số GDP hay chỉ số thu nhập quốc dân. Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế và xã hội chóng mặt như ngày nay, cùng với đó là sự thay đổi về môi trường cũng như chất lượng sống thì để đánh giá một đất nước có thực sự phát triển hay không còn phụ thuộc vào một chỉ số khác nữa: Đó chính là GNH.

  1. Định nghĩa GNH là gì?

GNH là viết tắt của cụm từ Gross National Happiness, đây là chỉ số dùng để đo sự tiến bộ của một quốc gia về mặt kinh tế cũng như đạo đức. Chỉ số này được Quốc vương Bhutan giới thiệu vào những năm 1970 với mục đích thay thế cho chỉ số GDP, nghĩa là thay vì tập trung vào kinh tế thì GNH tính theo sự phát triển của chất lượng cuộc sống cư dân trong một quốc gia để đánh giá.

  • Các yếu tố chính trong GNH là gì?

Có chín yếu tố cấu thành được đưa vào để tạo nên chỉ số GNH: tình trạng về tâm lý, sử dụng thời gian, sức sống của cộng đồng, văn hóa, sức khỏe, giáo dục, môi trường, mức sống, và quản trị.

Tuy nhiên, để tóm gọn lại thì chỉ số GNH thường được xác định dựa vào 4 yếu tố chính: quản trị tốt, phát triển kinh tế – xã hội bền vững, bảo tồn văn hóa và bảo tồn môi trường. Từ những yếu tố này, người ta sẽ phân chia thêm theo các lĩnh vực khác nhau với mục đích tạo ra sự hiểu biết rộng rãi về GNH cũng như phạm vi tổng thể của GNH. Các lĩnh vực đó có thể kể đến như: 

  • Sức khỏe kinh tế: Điều này được thể hiện qua các chỉ số kinh tế như nợ tiêu dùng, tỉ lệ giữa thu nhập bình quân và giá tiêu dùng, phân phối thu nhập… bằng cách khảo sát, đo lường và thống kế trực tiếp.
  • Sức khỏe môi trường: Được thể hiện thông qua các chỉ số liên quan đến độ ô nhiễm môi trường, tiếng ồn và tình trạng giao thông tại thời điểm khảo sát.
  • Sức khỏe thể chất: Được thể hiện qua các chỉ số sức khỏe thể chất của người dân như bệnh nặng.
  • Sức khỏe tâm thần: Được thể hiện thông qua sự gia tăng hay suy giảm của lượng bệnh nhân phải trị liệu tâm lý hoặc sử dụng thuốc chống trầm cảm.
  • Sức khỏe nơi làm việc: Được thể hiện thông qua những thay đổi về đơn xin việc làm, khiếu nại nơi làm việc hoặc những vụ kiện lao động diễn ra hằng năm.
  • Sức khỏe xã hội: Được thể hiện thông qua số liệu về những hiện trạng thực tế như phân biệt đối xử, tỷ lệ ly hôn, an ninh trật tự hay các vụ kiện liên quan đến gia đình, công cộng và đặc biệt là tỷ lệ tội phạm của quốc gia đó.
  • Sức khỏe chính trị: Được thể hiện thông qua mức độ tự do cá nhân, tính dân chủ và những xung đột ngoại quốc.
  • Ví dụ về đặc điểm chỉ số GNH ở Bhutan

Tại sao lại lấy quốc gia Bhutan làm thước đo tiêu chuẩn cho chỉ số GNH trên thế giới? Vì Bhutan là quốc gia đầu tiên theo đuổi hạnh phúc như một chính sách của nhà nước. Trong nhiều thập kỷ qua, Bhutan đã có những bước đi táo bạo để chứng minh sự phát triển dựa trên mức độ hạnh phúc của người dân chứ không phải bằng sự giàu có của họ.  

Sau đây là một số đặc điểm cơ bản về Tổng hạnh phúc quốc gia ở Bhutan.

–       Bộ luật pháp lý năm 1729 của Bhutan quy định: “Mục đích của chính phủ là mang lại hạnh phúc cho người dân. Nếu không thể mang lại hạnh phúc, không có lý do gì để chính phủ tồn tại”.

–      Bình đẳng, sự toàn vẹn của gia đình, sức khỏe người dân là những yếu tố liên quan trực tiếp đến các chính sách về Tổng Hạnh phúc Quốc gia tại Bhutan.

–       Chính sách GNH hướng tới việc một cá nhân gắn bó sâu sắc với một cộng đồng an toàn (có nghĩa là người dân tại đây có độ tin cậy cao và không cần sợ hãi về việc trở thành nạn nhân của người khác) và luôn được hỗ trợ bởi cộng đồng ấy.

–    Trong lĩnh vực sức khỏe, GNH được xác định bằng việc một người có trên 26 ngày khỏe mạnh một tháng và không cảm thấy bị mặc cảm vì khuyết tật.

–       Cuộc khảo sát Tổng hạnh phúc Quốc gia năm 2010 cho thấy mức độ hạnh phúc ở Bhutan đạt mức rất tốt mặc dù đây là một quốc gia kém phát triển với thu nhập bình quân đầu người (GDP) thấp.

Như vậy, bằng cách đo chỉ số GNH, một chính phủ có thể tự đánh giá xem họ có thể làm gì để tăng cao mức độ hạnh phúc cho người dân. GNH hoàn toàn có thể đứng song song với GDP trong việc đo lường chỉ số hạnh phúc của dân chúng. Không chỉ vậy, GNH sẽ được sử dụng làm căn cứ để nhà hoạch định chính sách lên các chiến lược phát triển kinh tế bền vững và dài hạn cho quốc gia.

Hy vọng rằng bài viết trên đây đã khái quát được cho bạn đọc khái niệm GNH là gì cũng như lý do vì sao ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng chỉ số này thay cho chỉ số GDP để cạnh tranh vị thế.

Hiểu rõ cống hiến là gì để thành công trong tương lai

Nếu là một phần trong một cơ quan hay tập thể nào đó, ta thường nghe mọi người nhắc nhiều tới hai từ “cống hiến”. Cống hiến là việc như thế nào chắc ai cũng biết nhưng bạn có chắc mình hiểu rõ cống hiến là gì và bản chất của cống hiến ra sao chưa?

  1. Cống hiến là gì?

“Cống hiến” giải thích một cách đơn giản thì là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng và trí tuệ của bản thân để xây dựng và đóng góp cho lợi ích của tập thể chung. Cống hiến không chỉ nằm đơn giản ở những hành động, những quyết định thông thường mà nó là cả một lối sống, một quan điểm về tư duy và mục tiêu mà mỗi cá nhân hướng tới. Tuy nhiên, cống hiến những gì và cống hiến như thế nào thì không phải ai cũng biết. Mọi người thường lầm tưởng rằng cống hiến là phải làm những điều lớn lao, to tát nhưng ít ai biết rằng sự cống hiến đôi khi đến từ những việc làm nhỏ nhất.

  • Cống hiến từ những điều hết sức bình thường

Trong công việc, chắc chắn ai cũng muốn mình là người có thể cống hiến cho công ty, tập thể càng nhiều càng tốt. Đôi khi chúng ta cố gắng thể hiện bản thân bằng những công to việc lớn hay những cuộc chạy đua thành tích, điều đó không sai, thậm chí còn rất tốt nhưng vùi đầu vào công việc không phải là thước đo chính xác cho sự cống hiến của bạn. Đơn giản là bạn chỉ cần hoàn thành thật tốt nhiệm vụ và công việc được giao hàng ngày, một cách nghiêm túc và có trách nhiệm, đó chính là bạn đã cống hiến sức lực của mình cho công ty rồi.

Tất nhiên trong quá trình làm việc lâu dài, sẽ có những đóng góp người ta có thể dễ dàng nhìn thấy và ca ngợi, và sẽ có những cống hiến thầm lặng, nhỏ hơn nhưng không phải không quan trọng, cho nên “Con người sẽ trở nên hạnh phúc nhất và thành công nhất khi cống hiến vì những mục đích nằm ngoài sự ích kỷ của cá nhân” trích câu nói nổi tiếng của Benjamin Spock. Cống hiến tất nhiên là điều tốt, nhưng cũng đừng cố gắng “cống hiến quá nhiều” nếu bạn nhận thấy điều đó vượt quá khả năng của mình hay khiến bạn mệt mỏi, áp lực. Hãy luôn ghi nhớ khái niệm cống hiến là đến từ sự tự nguyện, tự tâm mình muốn đóng góp, có vậy thì việc làm của bạn mới có ý nghĩa, mới có giá trị xứng đáng với những gì bạn bỏ ra.  

  • Điều kiện để được công nhận sự cống hiến là gì?

Sự cống hiến đúng là hoàn toàn có thể xuất phát từ những điều nhỏ nhặt, nhưng không phải vì thế mà bất cứ hành động nào cũng có thể được gom chung thành sự cống hiến. Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản, việc mình làm là việc tốt và như vậy là mình “đã cống hiến đủ” rồi, quan niệm như vậy hoàn toàn sai lầm. Một hành động được công nhận là sự cống hiến cần hội tụ đủ ba điều kiện cơ bản sau:

  • Hành động đó phải có giá trị và ý nghĩa nhất định đối với cộng đồng, tập thể.
  • Hành động đó phải giúp cho tập thể, xã hội phát triển theo chiều hướng tốt hơn.
  • Hành động đó chưa có ai thực hiện tính tới thời điểm người đó làm.

Trên đây chỉ là ba yếu tố cơ bản, ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới việc đánh giá sự cống hiến của bạn như môi trường làm việc hay quy định chung của tập thể. Nhưng chung quy lại, ta có thể rút ra rằng nếu muốn cống hiến cho cộng đồng, cho xã hội, tập thể thì không chỉ cần có tấm lòng mà còn cần phải biết cách thực hiện sao cho đúng với mục đích và chuẩn mực nữa.

  • Cống hiến không phải là lấy lòng người khác

Nếu như sự cống hiến của bạn chỉ xuất phát từ mục đích lấy lòng cấp trên hay nhằm thăng tiến trong công việc thì đó không còn được gọi là cống hiến nữa. Bởi vì mục tiêu chính của việc cống hiến chính là hướng đến lợi ích chung của cả tập thể chứ không hướng tới riêng một cá nhân nào, cho nên nếu bạn chỉ chăm chăm nỗ lực để làm hài lòng yêu cầu từ cấp trên thì nó không còn giá trị của sự tự nguyện nữa.

Sếp của bạn đúng là người đứng đầu và dẫn dắt tổ chức, nhưng điều đó không có nghĩa là họ có thể đo lường được chính xác sự cống hiến của bạn cho công ty. Nếu bạn cố gắng chạy theo những mong muốn của cấp trên, trong khi những điều đó lại nằm ngoài khả năng của bạn thì đó không còn là cống hiến mà chỉ là sự phục tùng, không những khiến bản thân bạn không thoải mái mà đôi khi còn phản tác dụng, ảnh hưởng tới lòng nhiệt huyết trong công việc của bạn.

Người cống hiến nhiều chưa chắc đã thành công nhưng người thành công chắc chắn phải là người luôn muốn cống hiến và biết cách cống hiến đúng nghĩa. Hy vọng với những chia sẻ về định nghĩa cũng như giá trị của sự cống hiến trong bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ những khía cạnh khác nhau xoay quanh khái niệm cống hiến là gì, từ đó tạo thêm động lực cho bản thân để có thể trở thành một người có nhiều cống hiến ý nghĩa cho xã hội và cộng đồng trong tương lai.

Cách Bón Phân Đạm Cho Rau An Toàn Và Hiệu Quả

Để cây trồng lớn nhanh và khỏe thì cần sự tác động của các yếu tố nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng. Đặc biệt phân đạm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng và phát triển của cây trồng và rau mùa. Tuy nhiên khi nào cần bón đạm? Cách bón như thế nào? Liều lượng ra sao? Và khi bón phân đạm cần chú ý điều gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết cách bón phân đạm cho rau an toàn và hiệu quảdưới đây nhé!

  1. Vai trò của phân đạm

Phân đạm là một trong những loại phân bón hóa học chứa nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng phát triển của các loại rau mùa, phân đạm có chứa Nitơ – một dưỡng chất giúp cấu tạo chất diệp lục trong lá, chất nguyên sinh và protein. Việc bón phân đạm nhằm cung cấp Nitơ cho rau giúp rau tăng trưởng nhanh, ra nhiều lá, lá lớn, ít sâu bệnh hại, hỗ trợ quang hợp mạnh, tăng năng suất. Tuy nhiên việc bón phân đạm không hợp lý (thiếu hoặc thừa) thì sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn, năng suất và chất lượng cây trồng giảm rõ rệt.

  • Các loại phân đạm trên thị trường

Phân đạm có nhiều loại, mỗi loại có những đặc tính riêng phù hợp với những loại rau khác nhau. Các loại phân đạm phổ biến ở nước ta bao gồm:

Phân Urê Co(NH4)2: chứa 44% đến 48% nitơ nguyên chất; dễ phân huỷ và bay hơi, dễ phát huy tác dụng; dùng để bón thúc.

Phân Amôn Nitrat (NH4NO3): chứa 33% đến 35% nitơ nguyên chất; tan nhanh trong nước, hút ẩm và vón cục, có tính chua; thường pha thành dung dịch dinh dưỡng hoặc dùng để bón thúc.

Phân Amoni Sunfat (NH4)2SO4: có chứa 20% đến 21% nitơ nguyên chất; hòa tan nhanh trong nước, dễ bảo quản; thường dùng để bón thúc và bón nhiều đợt.

Phân đạm Clorua (NH4Cl): chứa 24% đến 25% nitơ nguyên chất; tan nhanh trong nước, ít hút ẩm, có tính chua; thường kết hợp với các loại phân khác để tăng hiệu quả; không thích hợp dùng cho khoai tây, chè, hành, bắp cải, tỏi,…

Phân Xianamit Canxi: chứa từ 20% đến 21% nitơ nguyên chất; dễ bốc hơi, có nguy cơ gây bỏng da; thường dùng cho đất chua để cải thiện pH; dùng để bón lót, nếu bón thúc thì phân phải được ủ trước đó.

Phân Photphat đạm hay MAP: chứa 16% nitơ, 20% photphat; tan nhanh trong nước, phát huy hiệu quả nhanh; bón lót hoặc bón thúc đều được; thường được dùng cho đất nhiễm mặn.

  • Khi nào bón đạm cho rau

Thời gian trong ngày để bón phân đạm hiệu quả là vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Trong giai đoạn sinh trưởng của rau đặc biệt là giai đoạn ra lá, rau cần đạm để phát triển lá. Vòng đời của cây rau cần phân đạm vào ba giai đoạn sau: khi cây ra lá lần đầu, bón một lượng vừa phải để tránh lá bị cháy; khi cây đang trong giai đoạn sinh trưởng, chia ra nhiều đợt bón đạm; đối với loại cây lấy trái, khi cây ra trái bón một lượng ít hơn. Ngoài các giai đoạn trên, trường hợp cây còi cọc, kém phát triển, ta cũng nên sử dụng phân đạm để bón cho cây.

  • Cách bón phân đạm cho rau

Có hai cách bón phân đạm được người dân thường dùng là bón phân nguyên hạt và hòa tan với nưới rồi tưới. Tuy nhiên, cách bón phân nguyên hạt thích hợp với những cây ăn trái, thân gỗ hơn, còn với rau mùa người ta thường sử dụng cách bón thứ hai.

Tưới phân đạm hòa tan với nước là dùng phân đạm nguyên hạt pha thật loãng với nước theo tỉ lệ phù hợp rồi tưới lên cây, cách này giúp rau dễ dàng hấp thụ đạm. Không nên dùng liều lượng đạm cao vì đạm đọng và tồn trong lá sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Chú ý tưới bằng nước thường thật kỹ trước khi tưới đạm nhằm hạn chế gốc rễ bị cháy nếu đất khô.

  • Những lưu ý khi bón phân đạm cho rau

Không nên thu hoạch rau sau khi tưới đạm từ dưới 20 ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Phân đạm dễ bay hơi nên khi bón cần chú ý đến thời tiết, không bón khi trời sắp mưa hoặc nắng nóng kéo dài để tránh đạm bay hơi gây lãng phí. Cần lựa chọn loại phân đạm và hàm lượng đạm phù hợp cho mỗi loại đất. Tránh dùng đạm quá mức, rau thừa đạm có thể dẫn đến tăng trưởng bất thường và gây tồn đọng trong lá. Cần bón phân đạm thành nhiều đợt, khi tưới cẩn thận rắc đều để tránh tình trạng cây thừa, cây thiếu.

Bài viết trên đây mình đã chia sẻ cho các bạn về cách bón phân đạm cho rau và những lưu ý cần phải biết để bón phân đạm cho rau an toàn và hiệu quả nhất. Hy vọng khi áp dụng những kiến thức trên vào thực tế, vườn rau của bạn sẽ phát triển nhanh và tốt nhất.

Cách Trồng Dâu Tây Bằng Hạt Tại Nhà Đơn Giản Mà Năng Suất Cao

Dâu tây không chỉ là loại trái cây mang lại cảm giác thèm ăn cho nhiều người mà còn được dùng để trang trí vào các món ăn, nước uống đem lại giá trị thẩm mỹ cao. Do đó, dâu tây được rất nhiều người yêu thích và mong muốn được trồng trong vườn nhà mình. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách trồng dâu tây bằng hạt tại nhà đơn giản mà đem lại năng suất cao.

  1. Chuẩn bị hạt giống và đất trồng

Có thể lấy hạt từ quả dâu đỏ mọng mà bạn mua về, đây là những hạt nhỏ nằm bên ngoài quả dâu. Khi hạt chuyển nàu từ ngà vàng qua màu đen là lúc hạt đã đủ độ nảy mầm nên cần tách ra khỏi quả để tiếp tục chuẩn bị gieo. Để bảo quản hạt giống, bạn nên phơi khô hạt dưới nhiệt độ thường khoảng vài giờ rồi cho vào túi chống ẩm. Tuy nhiên hạt giống này không mang lại năng suất cao bằng những loại hạt được bán trên thị trường.

Hạt dâu tây trên thị trường rất đa dạng về chủng loại, đa số các loại giống này đều phát triển tốt cho hoa, trái quanh năm, tuy nhiên mỗi loại sẽ có đặc tính và điều kiện sống khác nhau. Ở nước ta, những nơi có khí hậu nắng nóng quanh năm thì nên chọn loại giống có khả năng chịu nhiệt cao như dâu tây Nhật Bản và Newzealand. Còn những nơi khí hậu mát mẻ thì nên chọn giống dâu tây Mỹ hoặc dâu tây Đà Lạt. Nên chọn những loại hạt giống to và đều nhau, tránh những hạt lép; tỷ lệ nảy mầm cao; hạt giống còn hạn sử dụng.

Chuẩn bị đất trồng dâu tây để cho cây tăng trưởng nhanh thì nên chọn đất đáp ứng đủ các yếu tố sau: Đất giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp, giữ ẩm tốt; đất trộn với phân bón hoặc phân gà; đất thường trộn thêm xơ dừa hoặc đất tribat.

  • Cách ươm hạt giống

Bạn cần ủ hạt giống trong nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi : 3 lạnh khoảng 4 đến 6 giờ, sau đó vớt hạt ra bọc trong khăn đã thấm nước ấm, để nơi thoáng mát, cần canh chừng để châm thêm nước ấm nhằm giữ khăn luôn ẩm ướt. Sau đó, tầm 10 đến 15 ngày, khi thấy hạt nhú mầm xanh thì có thể lấy hạt đem gieo ra đất, nên nhẹ tay khi gieo.

  • Cách chọn chậu và trồng dâu tây vào chậu

Cây dâu tây có bộ rễ phát triển tốt, do đó chậu trồng dâu cần có diện tích rộng và có lỗ thoát nước để tránh ngập úng. Khi trồng cần tưới đủ nước, luôn giữ ẩm mọi lúc, nên sử dụng nước sạch. Với những chậu có kích thước lớn bạn có thể trồng nhiều cây trong một chậu đó.

  • Cách chăm sóc sau khi trồng

Lựa chọn vị trí đặt chậu phù hợp: Nên đặt chậu cây ở nơi có đầy đủ ánh sáng, có thể giữ ẩm tốt, tránh những nơi tiếp xúc với nắng nóng liên tục. Nên đặt chậu dưới bóng của cây to khác trong vườn.

Tưới nước thường xuyên: Nên tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát, thời điểm này cây sẽ không bị cháy nắng. Sử dụng nước sạch không bị ô nhiễm để tưới và tưới nhiều để đất thật ẩm. Nếu đất giữ ẩm kém có thể tưới hai lần trong ngày.

Ngắt hoa, cắt tỉa ngó: Thường chùm hoa ra lần đầu sẽ được cắt bỏ để cây sinh trưởng nhanh và ức chế cho lần ra hoa kế tiếp, mang lại năng suất cao hơn. Trong giai đoạn phát triển trái, cần loại bỏ những hoa, trái dị dạng. Nếu không cần nhân giống, ngó phải cắt bỏ bởi ngó hút đi nhiều chất dinh dưỡng của trái.

Bón phân hợp lý: Nên dùng phân bón một cách hợp lý, vừa đủ, không nên lạm dụng nhiều khiến cây thừa chất. Cần bón nhiều lần nhưng mỗi lần một ít, có thể sử dụng phân bón hóa học mua tại cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc phân động vật để bón cho cây, phun thuốc diệt côn trùng để cây khỏe mạnh hơn.

Trên đây là bài viết hướng dẫn bạn cách trồng dâu tây bằng hạt tại nhà một cách đơn giản nhưng đem lại năng suất cao. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ trồng được những chậu dâu tây đơm hoa kết trái thơm ngon để cho cả gia đình và bạn bè cùng thưởng thức nhé!

Các Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Hiệu Qủa

Những tác động như biến đổi thời tiết thất thường và tình trạng môi trường đang tạo điều kiện cho sâu bệnh hại sinh sôi, phát triển có phần lấn át các vi sinh vật có ích. Sâu bệnh hại phá hại cây trồng và mùa màng là những khó khăn mà người nông dân phải đối mặt. Vậy bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại thích hợp và mang lại hiệu quả cao.

  1. Vệ sinh sạch sẽ

Làm sạch khu vực xung quanh nơi trồng để ngăn ngừa sự lây lan của sâu bệnh từ bên ngoài vào. Đất trồng cần cải tạo đảm bảo loại được hết các loài sâu bệnh gây hại, mầm bệnh. Chẳng hạn, nếu phát hiện đất có mầm bệnh thì cần xử lý trực tiếp lên bờ mặt đất như đốt cành cây khô hoặc phơi đất, dùng sức nóng của mặt trời để ủ đất bằng cách phủ lên trên một tấm nilon. Hạt giống và cây con phải qua kiểm duyệt không chứa sâu bệnh. Nếu phát hiện có sâu bệnh lây lan nên loại ngay các cây mang bệnh, có thể mang đi ủ nóng để loại bỏ mầm bệnh hoặc bỏ làm thức ăn cho gia súc. Công cụ, tay nếu đã tiếp xúc với cây mang mầm bệnh thì cần phải làm sạch tránh lây lan sang cây khác. Nước là nhân tố quan trọng dùng để tưới cần phải lấy từ nguồn nước sạch, không nhiễm bệnh.

  • Trồng cây luân canh, xen canh

Nên thay đổi luân phiên các giống cây trồng, có thể trồng xen kẽ các loại cây trồng khác nhau trên đồng ruộng sẽ giảm được khả năng sâu bệnh tích lũy. Loại trừ được các loại vi sinh vật gây hại đặc trưng một loại cây, nếu gặp cây trồng khác chúng bị hạn chế tác hại và dần bị tiêu diệt. Ngoài ra, một số cây trồng có thể tăng chất kháng sinh cho đất trồng rất tốt trong việc tiêu diệt vi sinh vật, tuyến trùng.

  • Thời vụ gieo trồng thích hợp

Cần nắm rõ chu kỳ phát triển của sâu bệnh và các cơ hội để mầm bệnh lây lan, sau đó gieo trồng đúng thời vụ để giảm sự phá hại từ sâu bệnh. Ngoài ra, còn tạo cơ hội phân bố lao động dễ dàng theo thời gian, sử dụng hợp lý tài nguyên khí tượng thủy văn, tiềm năng đất đai.

  • Sử dụng giống trồng kháng bệnh

Lựa chọn giống cây trồng là bước quan trọng, dùng giống kháng sâu bệnh tốt, thích nghi nhanh với môi trường, điều kiện thời tiết. Chẳng hạn, chọn giữ lại những cây khỏe mạnh đã trồng có khả năng kháng sâu bệnh tốt để làm giống.

  • Bón phân đầy đủ

Bổ sung phân bón hữu cơ có kết hợp phân bón vô cơ (nếu cần) lượng vừa đủ để đảm bảo nông nghiệp sạch. Góp phần thúc đẩy phát triển, tăng chất lượng, tăng năng suất cây trồng. Nhưng cần lưu ý bón phân đạm đúng lượng nếu thừa đạm sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh xâm nhập.

  • Sử dụng bẫy và hàng chắn côn trùng

Trồng cây dẫn dụ, cây chắn quanh khu vực trồng trọt nhằm dụ côn trùng tấn công cây dẫn dụ để hạn chế gây hại đến cây trồng, còn là nơi  động vật ăn mồi lựa chọn cư trú giúp ăn sâu hại. Ngoài ra, còn ngăn cản được đường di chuyển của sâu bệnh đến tấn công cây trồng.

  • Khuyến khích động vật ăn mồi

Xây dựng trật tự tự nhiên nhằm gia tăng lượng động vật có lợi, có khả năng săn mồi đồng thời tạo môi trường sống đa dạng, cải thiện được tình trạng phá hại của sâu bệnh ít hơn. Mặt khác, một số côn trùng có lợi có thể săn trực tiếp các loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

  • Các biện pháp chăm sóc trực tiếp cây trồng

Chăm sóc như cắt tỉa cành, bấm ngọn, ngắt lá sâu,… giúp cây trồng phát triển tốt hơn, thúc đẩy sinh trưởng, điều hòa sinh trưởng giúp đem lại hiệu quả, năng suất cao hơn.

  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ sử dụng khi thật sự cần và tuân theo hướng dẫn từng loại, luôn theo nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng.

Trên đây, là các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao giúp ngăn ngừa, tiêu diệt sâu bệnh phá hại cây trồng. Tránh lợi dụng thuốc bảo vệ thực vật vào cây trồng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, môi trường và mùa vụ tiếp theo.