Cách Bón Phân Đạm Cho Rau An Toàn Và Hiệu Quả

Để cây trồng lớn nhanh và khỏe thì cần sự tác động của các yếu tố nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng. Đặc biệt phân đạm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng và phát triển của cây trồng và rau mùa. Tuy nhiên khi nào cần bón đạm? Cách bón như thế nào? Liều lượng ra sao? Và khi bón phân đạm cần chú ý điều gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết cách bón phân đạm cho rau an toàn và hiệu quảdưới đây nhé!

  1. Vai trò của phân đạm

Phân đạm là một trong những loại phân bón hóa học chứa nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng phát triển của các loại rau mùa, phân đạm có chứa Nitơ – một dưỡng chất giúp cấu tạo chất diệp lục trong lá, chất nguyên sinh và protein. Việc bón phân đạm nhằm cung cấp Nitơ cho rau giúp rau tăng trưởng nhanh, ra nhiều lá, lá lớn, ít sâu bệnh hại, hỗ trợ quang hợp mạnh, tăng năng suất. Tuy nhiên việc bón phân đạm không hợp lý (thiếu hoặc thừa) thì sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn, năng suất và chất lượng cây trồng giảm rõ rệt.

  • Các loại phân đạm trên thị trường

Phân đạm có nhiều loại, mỗi loại có những đặc tính riêng phù hợp với những loại rau khác nhau. Các loại phân đạm phổ biến ở nước ta bao gồm:

Phân Urê Co(NH4)2: chứa 44% đến 48% nitơ nguyên chất; dễ phân huỷ và bay hơi, dễ phát huy tác dụng; dùng để bón thúc.

Phân Amôn Nitrat (NH4NO3): chứa 33% đến 35% nitơ nguyên chất; tan nhanh trong nước, hút ẩm và vón cục, có tính chua; thường pha thành dung dịch dinh dưỡng hoặc dùng để bón thúc.

Phân Amoni Sunfat (NH4)2SO4: có chứa 20% đến 21% nitơ nguyên chất; hòa tan nhanh trong nước, dễ bảo quản; thường dùng để bón thúc và bón nhiều đợt.

Phân đạm Clorua (NH4Cl): chứa 24% đến 25% nitơ nguyên chất; tan nhanh trong nước, ít hút ẩm, có tính chua; thường kết hợp với các loại phân khác để tăng hiệu quả; không thích hợp dùng cho khoai tây, chè, hành, bắp cải, tỏi,…

Phân Xianamit Canxi: chứa từ 20% đến 21% nitơ nguyên chất; dễ bốc hơi, có nguy cơ gây bỏng da; thường dùng cho đất chua để cải thiện pH; dùng để bón lót, nếu bón thúc thì phân phải được ủ trước đó.

Phân Photphat đạm hay MAP: chứa 16% nitơ, 20% photphat; tan nhanh trong nước, phát huy hiệu quả nhanh; bón lót hoặc bón thúc đều được; thường được dùng cho đất nhiễm mặn.

  • Khi nào bón đạm cho rau

Thời gian trong ngày để bón phân đạm hiệu quả là vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Trong giai đoạn sinh trưởng của rau đặc biệt là giai đoạn ra lá, rau cần đạm để phát triển lá. Vòng đời của cây rau cần phân đạm vào ba giai đoạn sau: khi cây ra lá lần đầu, bón một lượng vừa phải để tránh lá bị cháy; khi cây đang trong giai đoạn sinh trưởng, chia ra nhiều đợt bón đạm; đối với loại cây lấy trái, khi cây ra trái bón một lượng ít hơn. Ngoài các giai đoạn trên, trường hợp cây còi cọc, kém phát triển, ta cũng nên sử dụng phân đạm để bón cho cây.

  • Cách bón phân đạm cho rau

Có hai cách bón phân đạm được người dân thường dùng là bón phân nguyên hạt và hòa tan với nưới rồi tưới. Tuy nhiên, cách bón phân nguyên hạt thích hợp với những cây ăn trái, thân gỗ hơn, còn với rau mùa người ta thường sử dụng cách bón thứ hai.

Tưới phân đạm hòa tan với nước là dùng phân đạm nguyên hạt pha thật loãng với nước theo tỉ lệ phù hợp rồi tưới lên cây, cách này giúp rau dễ dàng hấp thụ đạm. Không nên dùng liều lượng đạm cao vì đạm đọng và tồn trong lá sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Chú ý tưới bằng nước thường thật kỹ trước khi tưới đạm nhằm hạn chế gốc rễ bị cháy nếu đất khô.

  • Những lưu ý khi bón phân đạm cho rau

Không nên thu hoạch rau sau khi tưới đạm từ dưới 20 ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Phân đạm dễ bay hơi nên khi bón cần chú ý đến thời tiết, không bón khi trời sắp mưa hoặc nắng nóng kéo dài để tránh đạm bay hơi gây lãng phí. Cần lựa chọn loại phân đạm và hàm lượng đạm phù hợp cho mỗi loại đất. Tránh dùng đạm quá mức, rau thừa đạm có thể dẫn đến tăng trưởng bất thường và gây tồn đọng trong lá. Cần bón phân đạm thành nhiều đợt, khi tưới cẩn thận rắc đều để tránh tình trạng cây thừa, cây thiếu.

Bài viết trên đây mình đã chia sẻ cho các bạn về cách bón phân đạm cho rau và những lưu ý cần phải biết để bón phân đạm cho rau an toàn và hiệu quả nhất. Hy vọng khi áp dụng những kiến thức trên vào thực tế, vườn rau của bạn sẽ phát triển nhanh và tốt nhất.

Cách Trồng Dâu Tây Bằng Hạt Tại Nhà Đơn Giản Mà Năng Suất Cao

Dâu tây không chỉ là loại trái cây mang lại cảm giác thèm ăn cho nhiều người mà còn được dùng để trang trí vào các món ăn, nước uống đem lại giá trị thẩm mỹ cao. Do đó, dâu tây được rất nhiều người yêu thích và mong muốn được trồng trong vườn nhà mình. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách trồng dâu tây bằng hạt tại nhà đơn giản mà đem lại năng suất cao.

  1. Chuẩn bị hạt giống và đất trồng

Có thể lấy hạt từ quả dâu đỏ mọng mà bạn mua về, đây là những hạt nhỏ nằm bên ngoài quả dâu. Khi hạt chuyển nàu từ ngà vàng qua màu đen là lúc hạt đã đủ độ nảy mầm nên cần tách ra khỏi quả để tiếp tục chuẩn bị gieo. Để bảo quản hạt giống, bạn nên phơi khô hạt dưới nhiệt độ thường khoảng vài giờ rồi cho vào túi chống ẩm. Tuy nhiên hạt giống này không mang lại năng suất cao bằng những loại hạt được bán trên thị trường.

Hạt dâu tây trên thị trường rất đa dạng về chủng loại, đa số các loại giống này đều phát triển tốt cho hoa, trái quanh năm, tuy nhiên mỗi loại sẽ có đặc tính và điều kiện sống khác nhau. Ở nước ta, những nơi có khí hậu nắng nóng quanh năm thì nên chọn loại giống có khả năng chịu nhiệt cao như dâu tây Nhật Bản và Newzealand. Còn những nơi khí hậu mát mẻ thì nên chọn giống dâu tây Mỹ hoặc dâu tây Đà Lạt. Nên chọn những loại hạt giống to và đều nhau, tránh những hạt lép; tỷ lệ nảy mầm cao; hạt giống còn hạn sử dụng.

Chuẩn bị đất trồng dâu tây để cho cây tăng trưởng nhanh thì nên chọn đất đáp ứng đủ các yếu tố sau: Đất giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp, giữ ẩm tốt; đất trộn với phân bón hoặc phân gà; đất thường trộn thêm xơ dừa hoặc đất tribat.

  • Cách ươm hạt giống

Bạn cần ủ hạt giống trong nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi : 3 lạnh khoảng 4 đến 6 giờ, sau đó vớt hạt ra bọc trong khăn đã thấm nước ấm, để nơi thoáng mát, cần canh chừng để châm thêm nước ấm nhằm giữ khăn luôn ẩm ướt. Sau đó, tầm 10 đến 15 ngày, khi thấy hạt nhú mầm xanh thì có thể lấy hạt đem gieo ra đất, nên nhẹ tay khi gieo.

  • Cách chọn chậu và trồng dâu tây vào chậu

Cây dâu tây có bộ rễ phát triển tốt, do đó chậu trồng dâu cần có diện tích rộng và có lỗ thoát nước để tránh ngập úng. Khi trồng cần tưới đủ nước, luôn giữ ẩm mọi lúc, nên sử dụng nước sạch. Với những chậu có kích thước lớn bạn có thể trồng nhiều cây trong một chậu đó.

  • Cách chăm sóc sau khi trồng

Lựa chọn vị trí đặt chậu phù hợp: Nên đặt chậu cây ở nơi có đầy đủ ánh sáng, có thể giữ ẩm tốt, tránh những nơi tiếp xúc với nắng nóng liên tục. Nên đặt chậu dưới bóng của cây to khác trong vườn.

Tưới nước thường xuyên: Nên tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát, thời điểm này cây sẽ không bị cháy nắng. Sử dụng nước sạch không bị ô nhiễm để tưới và tưới nhiều để đất thật ẩm. Nếu đất giữ ẩm kém có thể tưới hai lần trong ngày.

Ngắt hoa, cắt tỉa ngó: Thường chùm hoa ra lần đầu sẽ được cắt bỏ để cây sinh trưởng nhanh và ức chế cho lần ra hoa kế tiếp, mang lại năng suất cao hơn. Trong giai đoạn phát triển trái, cần loại bỏ những hoa, trái dị dạng. Nếu không cần nhân giống, ngó phải cắt bỏ bởi ngó hút đi nhiều chất dinh dưỡng của trái.

Bón phân hợp lý: Nên dùng phân bón một cách hợp lý, vừa đủ, không nên lạm dụng nhiều khiến cây thừa chất. Cần bón nhiều lần nhưng mỗi lần một ít, có thể sử dụng phân bón hóa học mua tại cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc phân động vật để bón cho cây, phun thuốc diệt côn trùng để cây khỏe mạnh hơn.

Trên đây là bài viết hướng dẫn bạn cách trồng dâu tây bằng hạt tại nhà một cách đơn giản nhưng đem lại năng suất cao. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ trồng được những chậu dâu tây đơm hoa kết trái thơm ngon để cho cả gia đình và bạn bè cùng thưởng thức nhé!

Các Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Hiệu Qủa

Những tác động như biến đổi thời tiết thất thường và tình trạng môi trường đang tạo điều kiện cho sâu bệnh hại sinh sôi, phát triển có phần lấn át các vi sinh vật có ích. Sâu bệnh hại phá hại cây trồng và mùa màng là những khó khăn mà người nông dân phải đối mặt. Vậy bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại thích hợp và mang lại hiệu quả cao.

  1. Vệ sinh sạch sẽ

Làm sạch khu vực xung quanh nơi trồng để ngăn ngừa sự lây lan của sâu bệnh từ bên ngoài vào. Đất trồng cần cải tạo đảm bảo loại được hết các loài sâu bệnh gây hại, mầm bệnh. Chẳng hạn, nếu phát hiện đất có mầm bệnh thì cần xử lý trực tiếp lên bờ mặt đất như đốt cành cây khô hoặc phơi đất, dùng sức nóng của mặt trời để ủ đất bằng cách phủ lên trên một tấm nilon. Hạt giống và cây con phải qua kiểm duyệt không chứa sâu bệnh. Nếu phát hiện có sâu bệnh lây lan nên loại ngay các cây mang bệnh, có thể mang đi ủ nóng để loại bỏ mầm bệnh hoặc bỏ làm thức ăn cho gia súc. Công cụ, tay nếu đã tiếp xúc với cây mang mầm bệnh thì cần phải làm sạch tránh lây lan sang cây khác. Nước là nhân tố quan trọng dùng để tưới cần phải lấy từ nguồn nước sạch, không nhiễm bệnh.

  • Trồng cây luân canh, xen canh

Nên thay đổi luân phiên các giống cây trồng, có thể trồng xen kẽ các loại cây trồng khác nhau trên đồng ruộng sẽ giảm được khả năng sâu bệnh tích lũy. Loại trừ được các loại vi sinh vật gây hại đặc trưng một loại cây, nếu gặp cây trồng khác chúng bị hạn chế tác hại và dần bị tiêu diệt. Ngoài ra, một số cây trồng có thể tăng chất kháng sinh cho đất trồng rất tốt trong việc tiêu diệt vi sinh vật, tuyến trùng.

  • Thời vụ gieo trồng thích hợp

Cần nắm rõ chu kỳ phát triển của sâu bệnh và các cơ hội để mầm bệnh lây lan, sau đó gieo trồng đúng thời vụ để giảm sự phá hại từ sâu bệnh. Ngoài ra, còn tạo cơ hội phân bố lao động dễ dàng theo thời gian, sử dụng hợp lý tài nguyên khí tượng thủy văn, tiềm năng đất đai.

  • Sử dụng giống trồng kháng bệnh

Lựa chọn giống cây trồng là bước quan trọng, dùng giống kháng sâu bệnh tốt, thích nghi nhanh với môi trường, điều kiện thời tiết. Chẳng hạn, chọn giữ lại những cây khỏe mạnh đã trồng có khả năng kháng sâu bệnh tốt để làm giống.

  • Bón phân đầy đủ

Bổ sung phân bón hữu cơ có kết hợp phân bón vô cơ (nếu cần) lượng vừa đủ để đảm bảo nông nghiệp sạch. Góp phần thúc đẩy phát triển, tăng chất lượng, tăng năng suất cây trồng. Nhưng cần lưu ý bón phân đạm đúng lượng nếu thừa đạm sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh xâm nhập.

  • Sử dụng bẫy và hàng chắn côn trùng

Trồng cây dẫn dụ, cây chắn quanh khu vực trồng trọt nhằm dụ côn trùng tấn công cây dẫn dụ để hạn chế gây hại đến cây trồng, còn là nơi  động vật ăn mồi lựa chọn cư trú giúp ăn sâu hại. Ngoài ra, còn ngăn cản được đường di chuyển của sâu bệnh đến tấn công cây trồng.

  • Khuyến khích động vật ăn mồi

Xây dựng trật tự tự nhiên nhằm gia tăng lượng động vật có lợi, có khả năng săn mồi đồng thời tạo môi trường sống đa dạng, cải thiện được tình trạng phá hại của sâu bệnh ít hơn. Mặt khác, một số côn trùng có lợi có thể săn trực tiếp các loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

  • Các biện pháp chăm sóc trực tiếp cây trồng

Chăm sóc như cắt tỉa cành, bấm ngọn, ngắt lá sâu,… giúp cây trồng phát triển tốt hơn, thúc đẩy sinh trưởng, điều hòa sinh trưởng giúp đem lại hiệu quả, năng suất cao hơn.

  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ sử dụng khi thật sự cần và tuân theo hướng dẫn từng loại, luôn theo nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng.

Trên đây, là các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao giúp ngăn ngừa, tiêu diệt sâu bệnh phá hại cây trồng. Tránh lợi dụng thuốc bảo vệ thực vật vào cây trồng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, môi trường và mùa vụ tiếp theo.