Thái Bình tích cực hỗ trợ việc làm cho người lao động

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần XIX nhiệm kì 2015-2020, một trong ba đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường việc làm Thái Bình chính là cần phải chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo đó, để đạt được mục tiêu đã đề ra, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quyết định thực hiện nhiều phương án sắp xếp, thay đổi và đa dạng hóa từ chương trình dạy nghề, hình thức đào tạo đến kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực và giải quyết nhu cầu tìm việc làm cho người lao động. Chương trình đã bước đầu đạt những kết quả khả quan.

Trong những năm qua, tỉnh Thái Bình luôn xác định công tác nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết nhu cầu tìm việc làm của người dân là nhiệm vụ trọng tâm, vì vậy chính quyền các cấp, ngành, địa phương thường xuyên đưa ra những giải pháp, cách triển khai đồng bộ để tạo việc làm Thái Bình ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết việc làm theo cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh đã tiến hành xây dựng kế hoạch khảo sát, tiếp cận thị trường việc làm Thái Bình. Từ kết quả khảo sát thu thập được, tỉnh đã chủ động triển khai cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiếp cận các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, bên cạnh chủ động tổ chức hội chợ việc làm, ngày hội khởi nghiệp nhằm giúp người lao động tiếp cận với các đơn vị tuyển dụng, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân nắm bắt thực hiện.

Trước hết là với kế hoạch sắp xếp hệ thống đào tạo, dạy nghề, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình đã phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai mạnh mẽ nhiều kế hoạch, từ việc thực hiện rà soát mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hệ thống trường dạy nghề công lập đến tiến hành sáp nhập các cơ sở, các trường,… Cụ thể, tỉnh đã cho sáp nhập từ 20 cơ sở dạy nghề xuống còn 8 cơ sở nhằm tập trung nguồn lực và đầu tư cho việc đào tạo; sáp nhập các trường Cao đẳng Nghề, Trung cấp Xây dựng, Trung cấp Thủ công Mỹ nghệ, Trung cấp Nông nghiệp lại còn 1 trường. Sau khi hoàn thành bước sáp nhập các cơ sở, các trường, tỉnh tiếp tục đầu tư đến cơ sở vật chất, xây dựng đầy đủ các tòa nhà dành cho những nhu cầu đào tạo khác nhau như học lí thuyết, thực hành, cùng với trang bị thiết bị học tập phù hợp. Tăng cường cơ sở vật chất phải luôn đi đôi với điều kiện dạy học. Kế đó là đến kế hoạch củng cố đội ngũ lãnh đạo, sàng lọc và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để đảm bảo đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có tay nghề vững vàng. Và cuối cùng là thiết kế chương trình, kế hoạch đào tạo thiết thực, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội, sắp xếp lại và mở thêm mã ngành nghề liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao, sinh học,…

Tỉnh Thái Bình đặc biệt quan tâm đa dạng hóa, kết nối cung – cầu lao động và thực hiện nhiều giải pháp giải quyết nhu cầu tìm việc làm cho người lao động. Các ngành chức năng, địa phương trong tỉnh chú trọng đến việc gắn việc đào tạo nghề với giải quyết việc làm bằng cách liên kết với doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, liên kết với các tỉnh lân cận để thu hút người lao động, kí hợp đồng cung ứng lao động với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh còn cho tổ chức nhiều hội chợ việc làm, ngày hội khởi nghiệp, hội nghị giới thiệu Luật lao động,… nhằm giới thiệu, tuyên truyền, gắn kết người lao động với nhà tuyển dụng, đồng thời giúp người lao động hiểu được văn hóa việc làm Thái Bình và ý thức trách nhiệm trong lao động.

Thái Bình – Cha mẹ giúp con tìm việc

Là một người cha/ mẹ, bạn có thể đóng một vai trò hữu ích trong việc giúp con mình tìm việc làm. Tuy nhiên, khi đứng trước thị trường việc làm Thái Bình, hãy đảm bảo ý tốt của mình không quá đà và không mang lại ảnh hưởng tiêu cực.

Sau đây là ví dụ về sự can thiệp quá mức của cha mẹ có thể gây phản tác dụng: Một người mẹ của cô con gái vừa tốt nghiệp đại học đã cùng con tham dự sự kiện xây dựng mạng lưới quan hệ với cựu sinh viên. Bà đến để “giúp” con tìm việc làm, nhưng không hề biết rằng hành động này khiến cô con gái vô cùng xấu hổ.

Tuy nhiên, nếu con của bạn giống như hầu hết những người trẻ tuổi khác, thì chúng sẽ cần vài hướng dẫn và khích lệ để có thể tự tin bước vào môi trường việc làm Thái Bình. Bạn có thể giúp xây dựng nền tảng bằng lời khuyên, sự hỗ trợ và sau đó là khích lệ con tự mình bước tiếp đến mục tiêu chúng mong muốn.

         Bí quyết giúp con tìm việc làm

Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn đảm nhận vai trò xây dựng nền tảng và hỗ trợ con thực hiện những bước đi tích cực trong lập kế hoạch sự nghiệp và tìm việc làm.

1. Hãy động viên con của bạn tìm hiểu về nghề nghiệp khi còn nhỏ tuổi. Thảo luận về vai trò của bạn và của các đồng nghiệp tại chỗ làm. Thúc đẩy trí tò mò của con về các mối quan hệ nghề nghiệp của bạn bè, các thành viên khác trong gia đình và hàng xóm.

2. Tìm hiểu các dịch vụ tại văn phòng tư vấn thuộc trường phổ thông, văn phòng hướng nghiệp thuộc trường đại học của con. Hầu hết các văn phòng có những trang web trình bày chi tiết dịch vụ của họ. Hãy điểm ra những chương trình và nguồn thông tin nào bạn cho là có thể hữu ích với con của mình. Nhắc nhở con hẹn buổi gặp mặt với nhân viên tư vấn hướng nghiệp ngay từ khi học ở trường phổ thông hoặc trong những năm học đại học để chúng có cơ hội khám phá những cơ hội việc làm Thái Bình dành cho mình.

3. Hãy dạy con cách tiến hành một buổi hẹn gặp mặt trao đổi thông tin và cùng con luyện tập, cũng như luyện cùng vài người quen khác. Những cuộc gặp này sẽ giúp con tìm hiểu về các lựa chọn nghề nghiệp, rèn kĩ năng phỏng vấn và tạo ấn tượng tốt, tìm việc làm và cơ hội thực tập thành công. Giới thiệu con với đồng nghiệp và những người làm trong nhiều lĩnh vực để thắp sáng trí tò mò của chúng. Hãy giúp con soạn lá thư điện tử đầu tiên để hẹn một buổi gặp mặt trao đổi thông tin, nhận xét, góp ý cho đến khi bạn tự tin rằng con có thể tự mình làm việc này một cách hiệu quả. Đồng thời, hãy cùng con lập danh sách những câu cần hỏi trong buổi gặp mặt.

4. Động viên con giữ liên lạc với văn phòng hỗ trợ hoặc tư vấn hướng nghiệp, với những người quen, những người làm việc trong các lĩnh vực. Kinh nghiệm giữ liên lạc sẽ giúp chúng củng cố vững chắc các mối quan hệ và khám phá các vị trí và môi trường làm việc.

5. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích lũy kinh nghiệm và kiểm tra sở thích trong các đợt thực tập và công việc làm thêm ngay từ khi học phổ thông. Đừng chú trọng chuyện tiền bạc; hãy khuyên con thậm chí những đợt thực tập không lương cũng sẽ giúp nâng điểm trong CV. Thành quả sẽ được đền đáp sau.

6. Bảo con soạn bản nháp cho CV (cùng sự giúp đỡ của bạn và nhân viên tư vấn ở trường) ngay từ khi còn nhỏ để cho chúng thấy tầm quan trọng của việc tích lũy kinh nghiệm. Những hoạt động, sinh hoạt thể thao ở trường có thể được dùng trước khi con có kinh nghiệm làm việc chính thức.

7. Giải thích về lợi ích từ xây dựng mạng lưới quan hệ. Hãy chia sẻ ví dụ việc tận dụng các mối quan hệ đã giúp bạn và những người khác như thế nào trong quá trình tìm việc làm. Giúp con tổ chức một chiến dịch xây dựng mạng lưới quan hệ bằng cách chia sẻ thông tin liên lạc với người thân, bạn bè, và hướng dẫn con những cách hiệu quả để bắt đầu liên lạc. Hãy đảm bảo con bạn sẽ đến văn phòng hướng nghiệp và cựu sinh viên để hỏi thông tin liên lạc với những người trong lĩnh vực con quan tâm và các sự kiện xây dựng mạng lưới trường tổ chức.

8. Bảo con xin hẹn buổi luyện tập phỏng vấn tại trường và/ hoặc tổ chức luyện tập với bạn. Hãy cùng con thảo luận về chiến lược phỏng vấn.

9. Xem lại tin tức thực tập và việc làm trên trang web của trường. Hãy thiết lập những mục tiêu hàng tuần cho việc ứng tuyển và kiểm tra, nhận xét CV giúp con.

10. Tham gia các dịch vụ hướng nghiệp tại trường của con. Hãy tình nguyện giúp văn phòng hướng nghiệp trong các sự kiện xây dựng mạng lưới quan hệ. Bạn sẽ gặp gỡ các bậc phụ huynh khác cùng tham dự hoạt động và tìm thấy nhiều điều có thể giúp đỡ lẫn nhau.

11. Hãy tránh thay mặt con trò chuyện với nhà tuyển dụng hoặc đi cùng con đến các sự kiện hướng nghiệp hoặc phỏng vấn. Hãy giúp con bằng cách trang bị kiến thức, kĩ năng cần thiết và sau đó, hãy để chúng tự mình tiến vào cuộc chiến của riêng mình. Hỗ trợ trong việc đi lại khi cần thiết, nếu con bạn chưa thể tự lái xe.

12. Đừng khiến con quá thoải mái với việc nghỉ ngơi ở nhà sau khi tốt nghiệp. Hãy đảm bảo con bạn sẽ đảm nhận càng nhiều trọng trách tài chính càng tốt – điều này sẽ khích lệ chúng tìm một công việc tốt.

13. Ăn mừng các bước thành công trong quá trình tìm việc làm. Lời khen ngợi từ cha mẹ có thể là nguồn khích lệ con lâu dài.