Too big to fail là gì? Ví dụ thực tế về too big to fail

Nếu bạn là một người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và đặc biệt là trong ngành ngân hàng nói riêng, chắc chắn bạn đã từng nghe qua cụm từ “Too big to fail”. Vậy thực sự Too big to fail là gì? Tại sao khái niệm này lại phổ biến đến thế? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

  1. Khái niệm Too big to fail

Too big to fail được dịch và hiểu theo nghĩa thuần Việt là “Quá lớn để sụp đổ”. Đây là cách nói thông dụng để chỉ việc một số công ty có sức ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới, sự sụp đổ của những công ty này có thể gây ra tác hại nghiêm trọng tới kinh tế toàn cầu.

Một khi xảy ra tình trạng này, chính phủ sẽ xem xét chi phí của gói cứu trợ với tổn thất kinh tế có thể xảy ra để quyết định xem có nên phân bổ ngân sách để trợ giúp doanh nghiệp đó hay không. Bởi vì sự sụp đổ đó không chỉ ảnh hưởng tới những bên có mối quan hệ làm ăn với doanh nghiệp, mà còn tác động tới vấn đề việc làm cho người lao động trong doanh nghiệp đó.  

  • Ví dụ về những tổ chức tài chính “Quá lớn để có thể sụp đổ”

Hiện tượng “Too big to fail” thường xuất hiện và tồn tại ở số ít các nhóm doanh nghiệp trong một số lĩnh vực nhất định – như ngân hàng, bảo hiểm hoặc một số các tổ chức tài chính khác – vì họ là một nhân tố vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế và có thể gây ra tác động liên hoàn nếu họ phá sản.

Sau đây là một vài ví dụ về những tổ chức “Too big to fail”.

– Ngân hàng đầu tiên trong danh sách là Bear Stearns – một ngân hàng tuy nhỏ nhưng lại rất có tiếng. Cục Dự trữ Liên bang (FED) lo ngại rằng sự sụp đổ của Bear sẽ phá hủy niềm tin của mọi người vào các ngân hàng khác. Chính vì vậy, vào tháng 3 năm 2008, họ đã chi 30 tỷ USD cho JPMorgan Chase để mua lại Bear Stearns.

– Lehman Brothers – một ngân hàng nổi tiếng về đầu tư là cái tên tiếp theo xuất hiện trong cùng khoảng thời gian với Bear Stearns. Thời điểm đó Lehman Brothers cũng chưa phải là một công ty lớn nhưng nếu ngân hàng này phá sản thì sẽ rất đáng báo động vì việc này có thể sẽ tạo ra một chuỗi hệ lụy tiếp sau Bear Stearns.

Sự việc ngân hàng Lehman đệ đơn xin phá sản vào năm 2008 do không nhận được gói cứu trợ đã khiến chỉ số Dow giảm 350 điểm, thị trường tài chính hoảng loạn. Hàng loạt các ngân hàng bị điều tra từ sự kiện này.

– Các ngân hàng đầu tư như Goldman Sachs và Morgan Stanley cũng nằm trong danh sách “Quá lớn để thất bại”. FED đã giải cứu họ bằng cách cho phép họ trở thành ngân hàng thương mại. Điều này có nghĩa là họ có thể mượn tiền từ tổ chức này khi cần để tránh nguy cơ sụp đổ.

– Fannie Mae và Freddie Mac được biết đến như những gã khổng lồ trong lĩnh vực thế chấp, đã thực sự “quá lớn để sụp đổ”. Họ sở hữu tới 90 phần trăm tất cả các khoản thế chấp nhà dưới chuẩn vào cuối năm 2008. Nếu Fannie và Freddie phá sản, thị trường nhà đất sẽ hoàn toàn sụp đổ.

– Công ty bảo hiểm American International Group (AIG) – một cái tên quen thuộc với các giải bóng đá lớn – họ là một trong những công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới. Nếu AIG phá sản, việc này chắc chắn sẽ kích hoạt sự sụp đổ của các tổ chức tài chính đã mua những giao dịch của họ.

  • Làm thế nào mà các ngân hàng trở nên too big to fail?

Ban đầu, quốc gia không cho phép có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Mỗi tiểu bang ủng hộ cho một ngân hàng tương ứng. Trong khi đó, một số tiểu bang chỉ có duy nhất một chi nhánh ngân hàng theo quy định riêng.

Từ đó, các ngân hàng trở thành đại diện của nền kinh tế địa phương. Và một khi nền kinh tế này thất bại, việc thiết lập tài chính của bang đó chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng thảm hại.

Đây là thời điểm chính phủ liên bang sẽ can thiệp và cho phép hoạt động liên kết ngân hàng giữa các tiểu bang. Điều này dẫn tới việc ngân hàng lớn mua ngân hàng nhỏ và chiếm thị phần hoạt động ở nhiều bang khác nhau.

Tất cả những yếu tố trên dẫn đến sự thay đổi về mật độ của các ngân hàng, với những ngân hàng trở nên quá lớn khiến các ngân hàng khác thất bại. 

  • Cách ngăn chặn các ngân hàng trở nên too big to fail là gì?

Để ngăn chặn các ngân hàng quan trọng trở nên “Too big to fail”, rất nhiều kế hoạch đã được thực hiện trong quá khứ. Điển hình như việc thành lập Hội đồng Giám sát ổn định tài chính và giới thiệu Quy tắc Volcker.

Ngoài việc hoạt động và quản lý khủng hoảng, các ngân hàng có thể áp dụng những phương pháp sau để tránh trở thành too big to fail:

–       Nâng cao giá trị vốn cổ phần để vượt qua các tiêu chuẩn quốc tế, thường được gọi là Swiss Finish. Điều này vô cùng hiệu quả trong việc ngăn chặn những tổn thất lớn.

–      Chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu trong một số điều kiện nhất định. Đây sẽ là nguồn dự trữ lớn cho các ngân hàng khi họ gặp khó khăn về tài chính.

–       Các ngân hàng quốc tế lớn nên xem xét phát hành các khoản nợ đặc biệt mà họ có thể giữ lại khi gặp thách thức trên thị trường, dựa theo những cải cách mới mà Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB) đã đưa ra.

Hy vọng rằng bài viết trên đây không chỉ giải thích khái niệm “Too big to fail” là gì mà còn giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về “Too big to fail” qua những ví dụ điển hình về những tổ chức có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế thế giới.