Operating Lease Là Gì? Ưu Điểm Của Operating Lease Trong Kinh Doanh

Trong ngành kinh doanh, có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng rất thường xuyên nhưng nếu là người ngoài ngành thì lại khó có thể hiểu được. Một trong số đó là thuật ngữ “Operating Lease”. Vậy Operating Lease là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

  1. Khái niệm Operating Lease là gì?

Operating Lease trong tiếng Việt được hiểu là một loại hợp đồng thuê tài sản bằng văn bản trong một thời gian ngắn. Nói cách khác, đây là một thỏa thuận trao quyền sử dụng tài sản mà không trao quyền sở hữu tài sản đó. Khi kí kết hợp đồng này, bên thuê được phép sử dụng tài sản trong một thời hạn nhất định và không có quyền mua tài sản khi hết thời hạn đã kí.

Operating Lease có một tên gọi khác là Hợp đồng thuê vận hành, được soạn thảo bởi chính bên nhà sản xuất thiết bị để cho những người sử dụng khác thuê lại. Thêm vào đó, operating lease là kiểu hợp đồng có thể hủy bỏ, nghĩa là bên cho thuê có thể thu hồi thiết bị bất cứ lúc nào nếu nó trở nên lỗi thời hay không cần thiết.

2.    Đặc trưng chủ yếu của Operating lease

Sau đây là một số đặc trưng tiêu biểu của hình thức thuê vận hành:

– Thời gian thuê ngắn: Thông thường thời gian thuê sẽ ngắn hơn nhiều lần so với tuổi thọ của tài sản.

– Bên cho thuê phải có trách nhiệm bảo trì cũng như bảo hiểm cho mọi rủi ro, thiệt hại về tài sản đối với bên thuê. Bù lại, bên cho thuê sẽ được hưởng tiền thuê và những quyền lợi liên quan đến quyền sở hữu tài sản như được ưu đãi giảm thuế…

– Bên thuê được phép sử dụng tài sản trong khoảng thời gian đã thỏa thuận tương đương với các khoản thanh toán theo lịch trình.

– Người thuê cũng có quyền chấm dứt hợp đồng thuê trước ngày hết hạn nếu không còn nhu cầu.

– Khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên cho thuê có thể toàn quyền quyết định sử dụng tài sản của mình như nhượng bán, cho người khác thuê tiếp hoặc gia hạn hợp đồng thuê với người đang thuê nếu bên thuê vẫn có nhu cầu.

– Do thời hạn thuê tài sản ngắn nên số tiền thuê mỗi lần sẽ thấp hơn rất nhiều so với giá trị của tài sản cho thuê.

– Thông thường, bên cho thuê mong muốn có thể bán lại tài sản sau khi kết thúc hợp đồng cho thuê. Chính vì thế sẽ có thỏa thuận về việc đảm bảo giá trị còn lại của tài sản sau khi hợp đồng kết thúc đối với bên thuê. Nếu tài sản không đạt được giá trị còn lại như mong muốn, bên thuê có thể sẽ phải chịu rủi ro và chi phí sửa chữa.

  • Sự khác biệt giữa finance lease và operating lease là gì?

Bên cạnh operating lease thì còn một khái niệm nữa mà mọi người hay nhầm lẫn, đó chính là finance lease hay còn gọi là hợp đồng thuê tài chính. Sau đây là một số điểm khác biệt cần chú ý để phân biệt 2 hình thức này.

  • Hợp đồng thuê vận hành thường sử dụng cho mục đích thuê tài sản ngắn hạn vì hình thức này không liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu.  Ngược lại, hợp đồng thuê tài chính thường dùng với mục đích cho thuê tài sản dài hạn và trao quyền sở hữu cho bên thuê.   
  • Đối với hợp đồng thuê vận hành, việc xử lý kế toán tương đối đơn giản. Các khoản thanh toán tiền thuê được coi là chi phí hoạt động và được ghi vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Công ty không sở hữu tài sản và công ty không đánh giá bất kỳ khoản khấu hao nào đối với tài sản đó.

Ngược lại, hợp đồng thuê tài chính bao gồm cả việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ bên cho thuê qua bên thuê. Chính vì thế mà hợp đồng thuê được xem là một khoản vay và các khoản thanh toán lãi vay được ghi vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

  • Thuê tài chính: Tài sản cho thuê vừa là tài sản vừa là nợ đối với bên thuê vì đã có chuyển giao quyền sở hữu. Như vậy, bên thuê sẽ được phép khấu hao khối tài sản này, và chi phí thuê thường kỳ sẽ được chia thành gốc và lãi.
  • Thuê vận hành: Bên cho thuê vẫn ghi nhận là tài sản của họ, còn bên thuê không cần ghi nhận gì cả, chỉ phát sinh các khoản tiền trả thuê thường kỳ.
  • Ưu điểm của operating lease là gì?

–   Thuê vận hành có tính linh hoạt hơn đối với các công ty vì họ có thể thay thế / nâng cấp thiết bị thường xuyên hơn tùy theo nhu cầu sử dụng.

–       Thuê vận hành không có sự chuyển giao quyền sở hữu, chính vì thế mà tài sản không có nguy cơ lỗi thời.

–       Công việc hạch toán hợp đồng thuê hoạt động đơn giản hơn.

–       Các khoản thanh toán tiền thuê được ưu đãi khấu trừ thuế.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp khái niệm Operating lease cũng như những đặc điểm chính của loại hình cho thuê phổ biến này. Mỗi hình thức cho thuê đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vì thế nắm rõ được sự khác biệt của 2 loại hình sẽ giúp bạn lựa chọn được phương án đúng đắn khi có nhu cầu thuê tài sản.