Nhà bán lẻ là gì? Bí quyết của một nhà bán lẻ thành công

Nếu bạn đang có ý định bước chân vào lĩnh vực kinh doanh tư nhân thì chắc chắn cụm từ “nhà bán lẻ” không còn xa lạ gì với bạn? Thế nhưng liệu khái niệm nhà bán lẻ là gì? Đặc điểm của bán lẻ liệu có đơn giản như bạn vẫn nghĩ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

  1. Nhà bán lẻ là gì?

Theo wikipedia thì “Bán lẻ đề cập đến hoạt động bán hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc người dùng cuối.”. Tuy nhiên, để giải thích dễ hiểu hơn thì nhà bán lẻ chính là hình thức mua hàng hóa từ các nhà sản xuất, công ty bán lẻ lớn hoặc nhà bán buôn và bán lại cho người tiêu dùng, tập trung vào đối tượng khách hàng là những người có khả năng mua hàng đơn lẻ với số lượng ít.

Nhà bán lẻ thường được hình dung là các cửa hàng nhỏ lẻ hoặc các cơ sở dịch vụ như ngân hàng, du lịch, bảo hiểm, y tế… nhưng những hình thức khác như máy bán hàng tự động hoặc các kênh thương mại điện tử cũng được xếp vào chung là nhà bán lẻ.

  • Chiến lược của các nhà bán lẻ

Đối với các nhà bán lẻ, để hoạch định được chiến lược tương lai, họ sẽ phải xem xét các yếu tố về môi trường xung quanh như xu hướng và cơ hội một cách chi tiết. Thông thường, chiến lược bán lẻ sẽ được giám đốc điều hành đánh giá lại sau mỗi 3 – 5 năm. Quá trình phân tích chiến lược bán lẻ sẽ bao gồm các yếu tố sau:

* Phân tích thị trường

Bao gồm phân tích tất cả các khía cạnh của thị trường như quy mô, xu hướng, tính cạnh tranh, sức hấp dẫn cũng như các giai đoạn phát triển của thị trường đó.

* Phân tích khách hàng

Đây chính là quá trình phân tích về thái độ, thói quen, nhu cầu và mong muốn khi tham gia mua sắm của người tiêu dùng. Không chỉ vậy, phân tích khách hàng còn bao gồm việc tìm hiểu phân khúc thị trường, nhân khẩu học, thông tin về địa lý ảnh hưởng thế nào đến tâm lý mua đồ của khách hàng.

* Phân tích yếu tố bên trong

Các yếu tố bên trong như nguồn nhân lực, tài chính, nguồn lực kỹ thuật, quan hệ thương mại, danh tiếng, vị thế…cũng là nhân tố quyết định sự phát triển của một nhà bán lẻ.

* Phân tính khả năng cạnh tranh

Phân tích khả năng cạnh tranh nghĩa là nhìn ra điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, nắm bắt được xu hướng cạnh tranh cũng như sự sẵn có của các sản phẩm thay thế.

* Đánh giá sản phẩm

Dựa vào tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận trên mỗi dòng sản phẩm để đưa ra đánh giá chính xác nhất về tiềm năng của sản phẩm ấy.

* Đánh giá kênh phân phối

Xem xét và đo lường lượng thời gian bỏ ra cho quá trình vận chuyển hàng hóa, chi phí và hiệu quả của các kênh phân phối trung gian.

* Đánh giá tính kinh tế của chiến lược

Bất kì nhà bán lẻ nào khi đưa ra một chiến lược đều sẽ phải nhìn trước được tính kinh tế và lợi ích của chiến lược ấy đối với kế hoạch kinh doanh lâu dài.

3.    Các hình thức thức bán lẻ phổ biến hiện nay

Bán lẻ thu tiền tập trung

Đây là hình thức bán hàng mà việc thu tiền và việc giao hàng cho người mua sẽ được tách biệt hoàn toàn. Nhân viên thu ngân sẽ là người có nhiệm vụ thu tiền trước, viết hóa đơn và gửi cho khách hàng. Sau đó, khách hàng sẽ mang hóa đơn hoặc tích kê tới quầy nhận hàng do nhân viên bán hàng giao tận tay.  

Khi hết giờ làm việc, nhân viên bán hàng sẽ kiểm kê số lượng hàng đã bán bằng cách đếm hàng tồn và tích kê hoặc hóa đơn để lập báo cáo bán hàng trong ngày. Sau đó, nhân viên thu ngân sẽ làm giấy nộp tiền và giao tiền cho thủ quỹ.

Bán lẻ thu tiền trực tiếp

Bán lẻ thu tiền trực tiếp là mô hình mà nhân viên bán hàng sẽ là người vừa giao hàng vừa thu tiền trực tiếp từ khách luôn. Khi hết giờ làm việc, nhân viên bán hàng sẽ kiểm tra hàng tồn và số lượng hàng đã bán thông qua hóa đơn sau đó nộp lại tiền cho thủ quỹ.

Bán lẻ tự phục vụ (tự chọn)

Có thể nói đây là hình thức bán hàng phổ biến nhất hiện nay. Với hình thức này, khách hàng được tự do lựa chọn hàng hóa theo nhu cầu, sau đó mang tới quầy thu ngân để thanh toán. Nhân viên chỉ có nhiệm vụ kiểm tra hàng, tính tiền, xuất hóa đơn thanh toán và thu tiền từ khách.

Bán trả góp

Trong những năm gần đây thì hình thức bán hàng trả góp đang dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng, đặc biệt là đối với những người có mức thu nhập từ trung bình đến khá cao. Khi mua hàng trả góp, người mua được phép trả tiền cho món đồ họ mua thành nhiều lần. Bên cạnh việc trả tiền theo đúng giá gốc, người mua sẽ phải trả thêm một khoản lãi hàng tháng cho nhà bán lẻ. Vậy mục đích cung cấp phương thức trả góp của các nhà bán lẻ là gì?

Nói dễ hiểu thì đây chính là cách để nhà bán lẻ thu hút người tiêu dùng mua nhiều sản phẩm trong một lần cũng như duy trì được doanh thu ổn định nhờ lãi suất hàng tháng từ người trả góp.

Bán hàng tự động

Bán hàng tự động thường được sử dụng cho các sàn thương mại điện tử hoặc các máy bán hàng tự động ở những khu vực công cộng. Điểm chung của 2 phương thức này đều là tiện lợi và nhanh chóng.

Đối với các sàn thương mại điện tử, người mua có thể tìm hiểu thông tin hàng hóa và đặt mua mọi lúc mọi nơi. Còn đối với những máy bán hàng tự động thì người mua có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian di chuyển.

Gửi đại lý bán hay ký gửi hàng hoá

Đây là hình thức mà các doanh nghiệp sẽ giao hàng đến các đại lý để các cơ sở này trực tiếp bán. Mỗi khi bán được sản phẩm, bên đại lý sẽ được hưởng hoa hồng. Hàng hóa ký gửi vẫn sẽ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho tới khi đại lý thanh toán tiền số hàng đã bán được cho họ.

  • Bí quyết thành công cho nhà bán lẻ

Để thành công trong bất kì lĩnh vực nào thì việc đề ra những kế hoạch và chiến lược kinh doanh hợp thời chắc chắn yếu tố quan trọng nhất. Và một nhà bán lẻ thành công chắc chắn phải nắm vững những bí quyết sau:

  • Trang trí cửa hàng hợp lý, thu hút.
  • Cần có đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
  • Đa dạng hóa các hình thức thanh toán.
  • Đầu tư cho mảng marketing.
  • Và cuối cùng, điều quan trọng nhất chính là phải hoàn toàn tập trung vào chất lượng sản phẩm.

Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải nghĩa nhà bán lẻ là gì cũng như cung cấp những thông tin xoay quanh hình thức bán hàng cực kì phổ biến và thịnh hành này.