Thái Bình tích cực hỗ trợ việc làm cho người lao động

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần XIX nhiệm kì 2015-2020, một trong ba đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường việc làm Thái Bình chính là cần phải chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo đó, để đạt được mục tiêu đã đề ra, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quyết định thực hiện nhiều phương án sắp xếp, thay đổi và đa dạng hóa từ chương trình dạy nghề, hình thức đào tạo đến kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực và giải quyết nhu cầu tìm việc làm cho người lao động. Chương trình đã bước đầu đạt những kết quả khả quan.

Trong những năm qua, tỉnh Thái Bình luôn xác định công tác nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết nhu cầu tìm việc làm của người dân là nhiệm vụ trọng tâm, vì vậy chính quyền các cấp, ngành, địa phương thường xuyên đưa ra những giải pháp, cách triển khai đồng bộ để tạo việc làm Thái Bình ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết việc làm theo cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh đã tiến hành xây dựng kế hoạch khảo sát, tiếp cận thị trường việc làm Thái Bình. Từ kết quả khảo sát thu thập được, tỉnh đã chủ động triển khai cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiếp cận các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, bên cạnh chủ động tổ chức hội chợ việc làm, ngày hội khởi nghiệp nhằm giúp người lao động tiếp cận với các đơn vị tuyển dụng, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân nắm bắt thực hiện.

Trước hết là với kế hoạch sắp xếp hệ thống đào tạo, dạy nghề, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình đã phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai mạnh mẽ nhiều kế hoạch, từ việc thực hiện rà soát mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hệ thống trường dạy nghề công lập đến tiến hành sáp nhập các cơ sở, các trường,… Cụ thể, tỉnh đã cho sáp nhập từ 20 cơ sở dạy nghề xuống còn 8 cơ sở nhằm tập trung nguồn lực và đầu tư cho việc đào tạo; sáp nhập các trường Cao đẳng Nghề, Trung cấp Xây dựng, Trung cấp Thủ công Mỹ nghệ, Trung cấp Nông nghiệp lại còn 1 trường. Sau khi hoàn thành bước sáp nhập các cơ sở, các trường, tỉnh tiếp tục đầu tư đến cơ sở vật chất, xây dựng đầy đủ các tòa nhà dành cho những nhu cầu đào tạo khác nhau như học lí thuyết, thực hành, cùng với trang bị thiết bị học tập phù hợp. Tăng cường cơ sở vật chất phải luôn đi đôi với điều kiện dạy học. Kế đó là đến kế hoạch củng cố đội ngũ lãnh đạo, sàng lọc và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để đảm bảo đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có tay nghề vững vàng. Và cuối cùng là thiết kế chương trình, kế hoạch đào tạo thiết thực, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội, sắp xếp lại và mở thêm mã ngành nghề liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao, sinh học,…

Tỉnh Thái Bình đặc biệt quan tâm đa dạng hóa, kết nối cung – cầu lao động và thực hiện nhiều giải pháp giải quyết nhu cầu tìm việc làm cho người lao động. Các ngành chức năng, địa phương trong tỉnh chú trọng đến việc gắn việc đào tạo nghề với giải quyết việc làm bằng cách liên kết với doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, liên kết với các tỉnh lân cận để thu hút người lao động, kí hợp đồng cung ứng lao động với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh còn cho tổ chức nhiều hội chợ việc làm, ngày hội khởi nghiệp, hội nghị giới thiệu Luật lao động,… nhằm giới thiệu, tuyên truyền, gắn kết người lao động với nhà tuyển dụng, đồng thời giúp người lao động hiểu được văn hóa việc làm Thái Bình và ý thức trách nhiệm trong lao động.