Dân gian có câu “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, nhưng nói một cách chính xác thì tính cách của mỗi chúng ta được hình thành từ môi trường sống hàng ngày, từ những người thân, người bạn, từ nền giáo dục mà mỗi cá nhân có được ngay từ nhỏ, do đó tính cách của mỗi người là trải qua quá trình rèn luyện và học tập mới có được. Ai cũng mong mình lớn lên sẽ trở thành người tốt, giúp ích cho xã hội,… Để làm được điều đó thì nhẫn nhịn là đức tính nền tảng mà chúng ta không thể thiếu nếu muốn trở thành người tốt và có ích. Vậy nhẫn nhịn là gì chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
- Tổng quan về nhẫn nhịn
Theo từ điển tiếng Việt nhẫn nhịn là chịu nhịn, chịu dằn lòng xuống để tránh xung đột. Nhẫn nhịn là từ đồng nghĩa của các từ như nhẫn nhục, nhẫn nại, nhịn nhục.
Người có đức tính nhẫn nhịn thường sẽ được mọi người yêu mến, mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Bởi lẽ trong cuộc sống sẽ không tránh khỏi trường hợp xung đột, mâu thuẫn giữa mọi người với nhau, nhưng người có tính nhẫn nhịn sẽ giúp cho bầu không khí được vui vẻ, hòa đồng trở lại, không căng thẳng quá mức dẫn đến các trường hợp xấu hơn xảy ra. Do đó mà dân gian có câu “Một điều nhịn, chín điều lành”.
Qua câu tục ngữ trên cũng đủ thấy nhẫn nhịn không có hại mà nhẫn nhịn sẽ đem lại nhiều điều tốt lành đến với chúng ta. Trong xã hội thời xưa của Việt Nam, con người sống theo tập thể, làng xã cùng nhau học tập, làm việc, ăn chung ngủ chung mà họ vẫn vui vẻ và gắn kết với nhau. Đương nhiên bên trong sự gắn kết đó không thể nào không có mâu thuẫn nhưng họ đã biết nhẫn nhịn nhau, hợp tác với nhau để cùng nhau xây dựng một tổ chức, tập thể vững mạnh và phát triển. Tương tự trong cuộc sống của con người hiện đại cũng vậy, các cá nhân tập thể làm việc cùng nhau trong một tổ chức, lấy lợi ích của tổ chức đặt lên hàng đầu, hợp tác và nhẫn nhịn lẫn nhau trong công việc có như vậy tổ chức đó mới phát triển vững mạnh. Còn đối với quan hệ cá nhân giữa người với người, khi bạn nhẫn nhịn người khác để mâu thuẫn được giảm nhẹ điều đó không có nghĩa là bạn sợ họ hay thua họ, mà điều đó thể hiện bạn là một con người thông minh, biết cách ứng xử. Đối với những người hung hăng hay ức hiếp người khác, không nói lý lẻ thì việc bạn nhẫn nhịn họ giống như việc bạn tìm cách để tránh xa những điều xấu, những kẻ không xứng đáng để bạn tiếp tục tranh luận. Đối với những người như vậy càng tranh luận bạn chỉ càng nhận thiệt thòi về cho bản thân của mình.
2. Học cách sống nhẫn nhịn
2.1 Bỏ qua những điều vụn vặt
Học cách bỏ qua những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống sẽ giúp bạn sống vui vẻ và thoải mái hơn. Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều chuyện xảy ra nhưng nếu bạn cứ để tâm đến những chuyện nhỏ nhặt sẽ làm cho bạn suốt ngày chỉ cảm thấy bực bội, khó chịu hay nổi nóng từ đó bạn sẽ cảm thấy cuộc sống này có quá nhiều khó khăn và chán nản. Đồng thời việc để ý tới những chuyện vụn vặt khiến người khác cảm thấy bạn là một người nhỏ nhen, hay bắt bẻ, giận dỗi và họ dần không muốn tiếp xúc với bạn nữa.
2.2 Kiểm soát tốt bản thân mỗi khi nóng giận
Con người chúng ta ai cũng sẽ có lúc nóng giận và gắt gỏng với người khác, nhưng mỗi người khác nhau ở chỗ là kiềm chế cơn giận của mình như thế nào, ứng xử ra sao cho đúng mực trong khi đang tức giận. Những lúc như thế bạn không nên dùng tình cảm để xử lý mà hãy dùng lý trí, suy nghĩ, hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh, cố kiềm chế để không gây ra những điều đáng tiếc. Một trong những phương pháp để rèn luyện đức tính nhẫn nhịn như là: rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, không sử dụng nhiều các chất kích thích như bia, rượu, các thức uống có cồn, thường xuyên nghe nhạc nhẹ nhàng, đọc tin tức vui vẻ,… để giúp bạn thoải mái tinh thần và phản ứng thông minh trong mọi tình huống.
Qua bài biết trên hy vọng có thể giúp bạn bạn hiểu rõ hơn về nhẫn nhịn là gì, cũng như cách để rèn luyện đức tính nhẫn nhịn. Đây là đức tính cơ bản và cần thiết dẫn đến sự thành công của mỗi cá nhân vì vậy mà hãy cố gắng rèn luyện cho mình ngay từ bây giờ để có những cách ứng xử khéo léo nhất trong mọi tình huống.