Với một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, giao thông thuận lợi, có nhiều khu công nghiệp, tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng, phong phú thì nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp luôn là vấn đề quan trọng cấp thiết trong phát triển kinh tế.
Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng như quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, một bộ phận không nhỏ người lao động trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vì nhiều nguyên nhân đã bị mất việc làm, đời sống khó khăn, ảnh hưởng lớn đến an sinh xã hội.
Tình trạng việc làm nhân viên tại Hải Dương trong những năm qua đang trở thành vấn đề nan giải.
Hải Dương đã giải quyết vấn đề tìm việc làm mới cho khoảng 14.701 lao động, hơn 10 ngàn người mỗi năm được xuất khẩu lao động sang nước ngoài và không ngừng nỗ lực tìm kiếm và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao nhằm thu hút các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Chính vì vậy đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp là một trong những vấn đề mà tỉnh đang hết sức quan tâm, nỗ lực giải quyết.
Khó khăn từ thực tiễn
Phần lớn những người trong tuổi lao động là những người lao động chưa có chuyên môn tay nghề cao, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế của doanh nghiệp, đặc biệt như các doanh nghiệp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương.
Bên cạnh đó, việc đầu tư kinh phí cho các trung tâm dạy nghề cũng là một trong những khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm Hải Dương đang phải đối mặt. Vì vậy mà các trang thiết bị dạy và học cho những trung tâm đào tạo nghề vẫn còn thiếu và lạc hậu…
Ngoài ra, học viên còn thiếu kinh nghiệm thực tế để áp dụng vào thực hành nghề. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút tuyển dụng và đào tạo các ứng viên tìm việc làm. Hầu hết các lao động tuyển vào chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, doanh nghiệp đều phải mất thời gian đào tạo lại…
Đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
Hiện nay, Hải Dương có 35 cơ sở dạy nghề, trong đó có 4 trường cao đẳng nghề, 3 trường trung cấp nghề, 8 trung tâm dạy nghề, 20 cơ sở có tham gia dạy nghề. Đối với cấp huyện hiện có 7/12 thành lập trung tâm Kỹ thuật hướng nghiệp dạy nghề công lập được thành lập ở các huyện, thị xã, thành phố, Có 1 trung tâm dạy nghề công lập.
Tỉnh đã đưa ra những giải pháp cụ thể, tổ chức dạy nghề gắn liền với giải quyết việc làm Hải Dương, gắn tuyển sinh đầu vào để đào tạo các ngành, nghề phù hợp với đầu ra theo nhu cầu của doanh nghiệp, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa người học nghề, cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tỉnh Hải Dương còn tổ chức các sàn giao dịch việc làm tạo điều kiện cho người tìm việc làm tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp để tìm được việc làm phù hợp.
Tỉnh cũng kết nối để các doanh nghiệp tuyển dụng được lao động có ý thức kỷ luật cao phù hợp với ngành nghề và văn hóa của doanh nghiệp. Tỉnh cũng lựa chọn các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động có uy tín, thị trường việc làm Hải Dương chất lượng cao phù hợp với năng lực của lao động trong tỉnh. Chú trọng việc bồi dưỡng đào tạo nâng cao chất lượng, ý thức cho người lao động khi đi xuất khẩu lao động.
Mỗi năm tỉnh xuất khẩu được gần 10,000 lượt lao động đi các thị trường như Nhật, Hàn Quốc… Bên cạnh đó, tỉnh còn tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho các trung tâm dạy nghề, chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên dạy nghề, cùng với việc rèn luyện, nâng cao kỹ năng, tay nghề cho học viên, qua đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu về nguồn nhân lực của tỉnh.