Hội chợ việc làm dành cho sinh viên ở Thái Bình

Phần lớn sinh viên đại học, đặc biệt là những ai còn xa lạ với hội chợ việc làm Thái Bình, sẽ cảm thấy lo lắng khi tham dự những sự kiện tiềm năng này.

Làm thế nào để chuyển hướng hiệu quả tình cảnh này khi mà có nhiều ứng viên tìm việc làm đến đây nỗ lực thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng? Sau đây là vài bí quyết giúp bạn tối ưu hóa sự thoải mái và thành công tại hội chợ việc làm Thái Bình.

         Hội chợ việc làm tại trường đại học là gì?

Hội chợ việc làm tại trường đại học cung cấp cho sinh viên, và đôi khi là cả cựu sinh viên, cơ hội gặp gỡ nhiều nhà tuyển dụng tiềm năng. Nội dung chương trình có thể có hoạt động xây dựng mạng lưới quan hệ. Đây là dịp cho sinh viên gặp nhà tuyển dụng tại gian hàng hoặc bàn tư vấn được sắp xếp trong khuôn viên hội chợ. Tham gia chương trình, bạn còn có cơ hội tham dự phỏng vấn với nhà tuyển dụng.

Những doanh nghiệp này đến đây thường có nhu cầu tuyển thực tập sinh, nhân viên làm trong dịp hè, hoặc thu hút ứng viên có nhu cầu tìm việc làm trong tương lai. Tham dự hội chợ việc làm Thái Bình là một cơ hội lí tưởng để khám phá các lựa chọn nghề nghiệp tại nhiều tổ chức khác nhau. Xây dựng mối quan hệ trực tiếp với từng người sẽ giúp bạn được chú ý và hồ sơ xin việc của bạn sẽ có nhiều cơ hội được xem xét hơn.

         Những bí quyết hàng đầu để thành công tại hội chợ việc làm

1. Hãy tìm danh sách những doanh nghiệp tham gia được đăng tải trên trang web của trường bạn, hoặc liên lạc với nhà tài trợ hội chợ để hỏi về những thông tin này. Hãy lập danh sách nhà tuyển dụng theo thứ tự ưu tiên phù hợp lĩnh vực bạn quan tâm.

2. Hãy tra cứu càng nhiều nhà tuyển dụng càng tốt. Tìm hiểu một chút về những thành công và thử thách gần đây của họ để trả lời cho câu hỏi vì sao bạn chú ý đến công ty họ, thể hiện giá trị và mối quan tâm của bạn. Hãy chuẩn bị danh sách câu hỏi để tránh rơi vào tình huống không biết nói gì khi gặp nhà tuyển dụng.

3. Hãy cẩn thận xem lại mục nhân sự, việc làm, sự nghiệp trên trang web riêng của công ty để xác định những cơ hội thực tập hoặc việc làm nào phù hợp mối quan tâm, kĩ năng, giá trị và kinh nghiệm của bạn. Sinh viên mới tốt nghiệp nên đặc biệt chú ý đến các chương trình huấn luyện, đào tạo. Soạn trước một hoặc hai câu trình bày rõ ràng vì sao những vị trí hoặc loại hình công việc này phù hợp với năng lực và mối quan tâm của bạn.

4. Hãy chuẩn bị một bài quảng cáo chung chung trình bày ngắn trong 20 – 30 giây để giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng. Để làm việc này, hãy cố suy nghĩ về 5 – 7 lí do bạn có thể đóng góp cho doanh nghiệp. Hỏi bạn bè, cố vấn, cha mẹ, nhân viên trong khoa và những người khác bạn quen sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng. Hãy phân tích những thành công của mình trong quá khứ khi còn là sinh viên, tình nguyện viên, thực tập sinh, nhân viên,… và xác định phương hướng tiếp cận bạn đã dùng để đạt thành công.

5. Hãy cẩn thận chăm chút ngoại hình khi tham dự sự kiện. Nhìn chung, đừng ăn mặc quá hào nhoáng và cũng đừng quá lôi thôi. Bạn sẽ tạo ấn tượng rất tốt nếu ăn mặc gọn gàng và lịch sự. Hãy phân tích văn hóa làm việc tại doanh nghiệp bạn nhắm đến và lựa chọn trang phục phù hợp. Ví dụ như, nếu bạn đang nhắm đến những công ty đánh giá cao tính sáng tạo trong ăn mặc, như những công ty trong ngành thời trang, thì hãy thể hiện sự tinh tế trong trang phục của mình.

6. Hãy đến sớm để bạn có thể tiếp cận nhà tuyển dụng ưu tiên trước khi bàn tư vấn của họ ngập trong các ứng viên. Cố gắng đến càng nhiều gian hàng hoặc bàn tư vấn càng tốt sẽ khiến bạn bất ngờ với những cơ hội tìm việc làm ban đầu mình chưa nghĩ đến.

7. Đừng quá chú ý đến tên tuổi của các công ty, vì có thể mức độ cạnh tranh cũng sẽ cao tương ứng. Những doanh nghiệp nhỏ hơn, ít tên tuổi hơn, lại có khi đưa ra nhiều cơ hội tuyệt vời hơn và cho phép người tìm việc làm trẻ tuổi đảm nhận những vai trò to lớn hơn ngay từ giai đoạn đầu trong sự nghiệp của họ.

8. Duy trì thái độ tích cực và năng động trong suốt cả ngày sẽ vô cùng quan trọng cho thành công của bạn. Mặc dù bạn có thể phải lặp đi lặp lại những câu nói giống nhau trong suốt cả ngày, nhưng hãy nhớ rằng với mỗi nhà tuyển dụng, đây là lần đầu tiên họ nghe bạn nói, vì vậy hãy luôn giữ giọng điệu tươi mới.

9. Hãy đứng thẳng lưng, hơi nghiêng người về phía trước để trò chuyện với nhà tuyển dụng, hãy đa dạng tông giọng để đảm bảo thể hiện đúng câu mình nói, và hãy toát ra nguồn năng lượng tích cực và luôn tươi cười.

10. Nếu bạn đặc biệt quan tâm đến doanh nghiệp, thì xuyên suốt lúc nói chuyện, hãy luôn miệng thể hiện sự hào hứng mong được làm việc với họ hoặc tìm hiểu thêm về những cơ hội khác. Đây là một việc hiển nhiên. Ứng viên tích cực nhất thường sẽ thu hút thành công nhà tuyển dụng. Hãy thu thập danh thiếp của nhà tuyển dụng bạn quan tâm để bạn có thể giữ liên lạc sau hội chợ.

11. Giữ liên lạc sau hội chợ việc làm là một bước tiến quan trọng trong hành trình tìm việc làm của bạn. Hãy đảm bảo bạn thu thập đủ thông tin liên lạc của những nhà tuyển dụng mình đã gặp. Ngay sau khi bạn rời hội chợ, hãy soạn ngắn gọn trình bày lí do vì sao công ty là một sự phù hợp xuất sắc với nền tảng của bạn và hãy viết với giọng điệu đầy hào hứng thể hiện sự quan tâm của bạn, mong muốn được gặp họ trong tương lai để tìm hiểu những cơ hội sau này.